Thủ tục vay vốn cho doanh nghiệp có chỗ cần nới, có chỗ cần chặt
Đại diện HanoiSME cho rằng thủ tục vay vốn cho doanh nghiệp SME có những chỗ cần nới, có những chỗ cần chặt chứ không phải cái gì chúng ta cũng chặt quá.
DN kêu khó tiếp cận, ngân hàng nói thoải mái cho vay
Tại tọa đàm gỡ nút thắt về vốn cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) do báo Dân trí tổ chức ngày 22/6, ông Trần Anh Quý - Trưởng phòng Tín dụng chính sách Nhà nước, Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến 15/6/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước.
“Có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn nền kinh tế chậm hơn cùng kỳ năm trước”, ông Quý nhận định.
Trong đó, tín dụng nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa kịp tăng trưởng khoảng 3%. Tăng trưởng tín dụng còn thấp so với kỳ vọng do cầu tín dụng giảm và khả năng hấp thụ vốn nền kinh tế khó khăn.
Theo ông Quý, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi diễn biến khó khăn, ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn của nền kinh tế thế giới. Trong nước, hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị suy giảm cả về kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động khiến cầu đầu tư khiến hoạt động tín dụng giảm khiến hoạt động tín dụng giảm tương ứng.
Những nguyên nhân chung dẫn đến việc khó tiếp cận vốn của các doanh nghiệp SME cũng như khiến các tổ chức tín dụng khó cho vay còn do việc hỗ trợ doanh nghiệp này giai đoạn vừa qua cũng chưa phát huy được hết tính ưu Việt cũng như sứ mệnh của mình trong việc hỗ trợ.
Một số nhóm khách hàng khi tiếp cận có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng được thủ tục vay vốn, còn nhiều vướng mắc pháp lý cũng như việc tiếp cận tín dụng doanh nghiệp tiếp tục hạn chế do đặc biệt cố hữu từ trước tới nay do quy mô nhỏ, năng lực quản trị điều hành thấp. Những điểm yếu này tiếp tục bộc phát nhiều hơn so với giai đoạn trước kia.
Tại tọa đàm, bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tp.Hà Nội (HanoiSME) cũng cho rằng, doanh nghiệp muốn vay được tiền, ngân hàng thì muốn cho vay nhưng để song hành là bài toán cực kỳ khó khăn, rất nan giải mà cũng là bài toán từ nhiều năm nay. Doanh nghiệp luôn luôn kêu khó tiếp cận ngân hàng, ngân hàng cũng lúc nào cũng kêu chúng tôi lúc nào cũng thoải mái để cho vay.
Song, về thủ tục, bà Ngân cho rằng có những chỗ cần nới, có những chỗ cần chặt chứ không phải cái gì chúng ta cũng chặt quá. “Tôi nghĩ rằng đối với việc hiện nay doanh nghiệp nhỏ, yếu có những điều phải nới lỏng hơn. Những gì thuộc về thông lệ trước đây chúng ta đã theo dõi khách hàng, đã nắm được rất rõ rồi thì có những thủ tục cần tháo gỡ hơn”, bà nói.
Quan trọng nhất là phương án sản xuất kinh doanh đồng hành cùng họ, quản lý dòng tiền, ví dụ như người mua, người bán, ngân hàng giám sát. Chúng ta giải ngân theo từng gói không phải là một phương án tôi vay 10 tỷ đồng lại giải ngân 10 tỷ đồng.
Cần phương án kinh doanh hiệu quả
Nhận định về nút thắt về vốn hiện tại của doanh nghiệp SME, ông Ngô Bình Nguyên Giám đốc Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chia sẻ vẫn là phương án kinh doanh hiệu quả.
Doanh nghiệp cần phải xác định nếu như họ đưa ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ cho khách hàng thì họ giải quyết vấn đề gì của khách hàng của họ.
Thứ hai, khi họ đã định vị được giá trị về sản phẩm, dịch vụ của mình, giải quyết vấn đề của khách hàng thì phải làm thế nào để kiếm tiền ở trên những sản phẩm, dịch vụ đó.
Tức họ phải có phương án tài chính, mô hình tài chính để phát triển được các sản phẩm, dịch vụ đó đem lại được doanh thu, lợi nhuận và thì đấy là phương án kinh doanh.
"Về các rào cản về pháp lý, có rất nhiều ngành nghề của chúng ta hiện nay đang đòi hỏi tính pháp lý rất chặt chẽ và khi doanh nghiệp SME tham gia các sân chơi đó, họ cần có những am hiểu rất rõ để quản trị được chính rủi ro pháp lý cho bản thân và đáp ứng được yêu cầu về pháp lý khi giao dịch tín dụng đến ngân hàng", ông Bình cho hay.
Hạn chế tiếp là về tài sản đảm bảo. Hiện nay, ở thị trường Việt Nam, các giao dịch về quản trị dòng tiền, về mặt tài chính của doanh nghiệp SME vẫn bị lẫn lộn giữa câu chuyện và tài chính của doanh nghiệp của họ và tài chính cá nhân của họ.
Họ có thể dùng dòng tiền của doanh nghiệp lại phục vụ cho một số hoạt động cá nhân và ngược lại. Vậy nên sự không minh bạch đó nếu tiếp tục bị lẫn lộn và dẫn đến không nhìn thấy được bức tranh thực tế của của của doanh nghiệp sẽ tạo ra điểm mờ và có thể đi đến các quyết định tín dụng phù hợp dành cho doanh nghiệp SME.
Đồng quan điểm, ông Lê Duy Bình - chuyên gia kinh tế cũng nhận định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao năng lực quản trị dòng tiền và tìm cách sử dụng nguồn vốn tốt nhất để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Họ cần làm đúng với yêu cầu đã cam kết với ngân hàng khi vay vốn, phục vụ sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp và hoàn trả lại vốn cho ngân hàng. Đây là công cụ quan trọng giúp họ tăng trưởng, phục hồi sản xuất kinh doanh.
“Năng lực quản trị của doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị về mặt tài chính, rủi ro trong quá trình hoạt động, rủi ro trong tài chính, rủi ro về thị trường, rủi ro về mặt pháp lý là điều các doanh nghiệp phải tính đến khi vay vốn từ ngân hàng”, ông Bình nhận định.