Thủ tướng đồng ý bỏ quy định giãn cách trong trường học

Sáng 7/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh và bắt đầu trạng thái bình thường mới. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã đưa ra một số biện pháp nới lỏng mới, trong đó có việc

Sáng 7/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh và bắt đầu trạng thái bình thường mới. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã đưa ra một số biện pháp nới lỏng mới, trong đó có việc "không còn tình trạng giãn cách trong trường học".

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng đánh giá, 21 ngày qua không có ca mắc mới trong cộng đồng, tất cả các tỉnh, thành phố quyết định để học sinh đi học trở lại. "Chúng ta đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch COVID-19, người dân đã dần trở lại công việc bình thường trong trạng thái mới" - Thủ tướng nêu rõ. Thủ tướng cũng đề cập nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài vẫn còn lớn, tình hình dịch bệnh trên toàn cầu còn diễn biến xấu, ở nhiều nước đang virus đang lây nhiễm mạnh, số người tử vong cao. Tại một số nước ASEAN tình hình diễn biến phức tạp. Hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp "giãn cách xã hội” phù hợp với trạng thái bình thường mới đối với các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, các lĩnh vực kinh tế xã hội. Về những giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh có biên giới cần căn cứ tình hình thực tế để cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo tối đa công tác phòng, chống dịch bệnh khi mở lại cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn; bảo đảm quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Thủ tướng lưu ý rằng chỉ khôi phục, cho hoạt động trở lại đối với các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn; đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản, hải sản xuất khẩu, nguyên liệu cấp thiết cho nhà sản xuất trong nước. Chỉ thông thương hàng hóa; không cho người nhập cảnh; ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông về các điểm đến an toàn với những hình thức cụ thể, thiết thực; đẩy mạnh du lịch nội địa, nhất là vào dịp Hè này. Tiếp đó là chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường quốc tế vào thời điểm thích hợp. Thực hiện chặt chẽ việc ngăn chặn nguồn bệnh từ bên ngoài đi đôi với tiếp tục tổ chức đưa công dân Việt Nam đang bị kẹt ở nước ngoài về nước bảo đảm trật tự, có mức độ, phù hợp với năng lực tiếp cận cách ly trong nước. Nhắc lại một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, chi tiêu phòng dịch tại một số địa phương, Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn sự vi phạm và đảm bảo giám sát chi tiêu quản lý kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh. "Các đồng chí phải tự kiểm tra, tự khắc phục, nếu có dấu hiệu vi phạm thì không được bao che, không được để tài sản nhà nước mất mát", Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung để tổng kết công tác phòng, chống dịch, có hình thức khen thưởng kịp thời, xứng đáng và đầy đủ các cá nhân, tập thể thuộc nhiều cơ quan, tổ chức đóng góp vào thành tích chung. Thủ tướng mong muốn tiếp tục duy trì thành tích trong ngăn ngừa, phòng, chống COVID-19, không để sự cố xảy ra, nhất là ca lây nhiễm trong cộng đồng; tiếp tục đẩy mạnh khoanh vùng các ca lây nhiễm từ nước ngoài về. Cần khẩn trương khắc phục hậu quả dịch bệnh để phát triển kinh tế đất nước, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương, các bộ, ngành, đặc biệt là ngành y tế, đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống COVID-19. Tại cuộc họp, Thủ tướng đưa ra một thông điệp mới, đó là: Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế - xã hội để trở lại cuộc sống bình thường trên tinh thần đẩy mạnh phục hồi kinh tế, xây dựng đất nước; coi đây là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng, cần phải tập trung ở mọi cấp, ban, ngành. Đi liền với đó là không được chủ quan, coi thường COVID-19. Đáng chú ý, Thủ tướng cũng nêu ra một số biện pháp: Tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập, nếu có người ở nước ngoài về thì đều phải cách ly tập trung 14 ngày (trừ trường hợp các chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư được áp dụng phương thức cách ly tại chỗ phù hợp); tuyệt đối không được để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Bên cạnh đó, sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp dương tính tại cộng đồng. Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp duy trì nhóm phản ứng nhanh, dự báo, thu thập dữ liệu để phát hiện nhanh nhất các trường hợp dương tính và các trường hợp tiếp xúc gần với ca dương tính để kịp thời khoanh vùng, cách ly, dập dịch. Toàn ngành y tế và UBND các địa phương phải thường trực để xử lý kịp thời 100% khi có vấn đề xảy ra, không được để dịch quay lại. Đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế cũng như UBND các địa phương trong cả nước, nhất là các khu vực trung tâm, các thành phố, đô thị, Thủ tướng lưu ý. Tiếp tục thực hiện việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và trên phương tiện hành khách công cộng, nơi tập trung đông người; rửa tay sát khuẩn, đảm bảo vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc đông người. Thủ tướng đồng ý với đề xuất của ngành giáo dục và đào tạo là "không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học mà cần tiếp tục giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay..., đảm bảo vệ sinh các cửa sổ, cửa sổ chính thông thoáng. Nhà trường tăng cường các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt lớp học, nhà vệ sinh. Không bắt buộc thực hiện giãn cách lớp học; vẫn hạn chế tiếp xúc giữa các lớp học với nhau... "Không còn tình trạng giãn cách trong trường học", Thủ tướng lưu ý và yêu cầu ngành giáo dục và các địa phương phải có kế hoạch tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đạt kết quả trung thực, khách quan. Thủ tướng cho phép mở lại các dịch vụ, kinh doanh dịch vụ mà trước đây chưa được hoạt động, trừ vũ trường, karaoke, các lĩnh vực này sẽ được xem xét sau. Các dịch vụ kinh doanh thiết yếu được mở cửa trở lại, kể cả các cửa hàng ăn uống với điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Thủ tướng cũng đồng ý kiến nghị bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng, máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thủy... nhưng yêu cầu hành khách đeo khẩu trang; cho phép hoạt động trở lại các sự kiện thể dục - thể thao, sự kiện tập trung đông người; các giải bóng đá... nhưng khuyến cáo phải đeo khẩu trang, sát trùng tay. Các bệnh viện trở lại hoạt động bình thường, tiếp tục chữa trị bệnh phục vụ nhân dân; kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm COVID-19. Ngành y tế cần tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh, kỹ thuật, sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống dịch; tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử lý các trường hợp nghi ngờ nhiễm các loại dịch bệnh; chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở thu dung điều trị khi cần thiết. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ giao, trong đó có những việc rất quan trọng như tập trung tháo gỡ khó khăn để sản xuất kinh doanh, phát triển. Các gói hỗ trợ tài khóa tiền tệ phải có hiệu lực trước thời điểm diễn ra Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp vào ngày 9/5 tới. Đặc biệt, cần triển khai nhanh gói an sinh xã hội theo Nghị quyết 42/CP đến với những người mất việc làm bị ảnh hưởng trực tiếp của COVID-19. Thủ tướng hoan nghênh Hà Nội sẽ tổ chức một hội nghị xúc tiến đầu tư lớn để thu hút phát triển trong thời điểm khó khăn như hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng đánh giá, 21 ngày qua không có ca mắc mới trong cộng đồng, tất cả các tỉnh, thành phố quyết định để học sinh đi học trở lại. "Chúng ta đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch COVID-19, người dân đã dần trở lại công việc bình thường trong trạng thái mới" - Thủ tướng nêu rõ. Thủ tướng cũng đề cập nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài vẫn còn lớn, tình hình dịch bệnh trên toàn cầu còn diễn biến xấu, ở nhiều nước đang virus đang lây nhiễm mạnh, số người tử vong cao. Tại một số nước ASEAN tình hình diễn biến phức tạp. Hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp "giãn cách xã hội” phù hợp với trạng thái bình thường mới đối với các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, các lĩnh vực kinh tế xã hội. Về những giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh có biên giới cần căn cứ tình hình thực tế để cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo tối đa công tác phòng, chống dịch bệnh khi mở lại cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn; bảo đảm quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Thủ tướng lưu ý rằng chỉ khôi phục, cho hoạt động trở lại đối với các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn; đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản, hải sản xuất khẩu, nguyên liệu cấp thiết cho nhà sản xuất trong nước. Chỉ thông thương hàng hóa; không cho người nhập cảnh; ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông về các điểm đến an toàn với những hình thức cụ thể, thiết thực; đẩy mạnh du lịch nội địa, nhất là vào dịp Hè này. Tiếp đó là chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường quốc tế vào thời điểm thích hợp. Thực hiện chặt chẽ việc ngăn chặn nguồn bệnh từ bên ngoài đi đôi với tiếp tục tổ chức đưa công dân Việt Nam đang bị kẹt ở nước ngoài về nước bảo đảm trật tự, có mức độ, phù hợp với năng lực tiếp cận cách ly trong nước. Nhắc lại một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, chi tiêu phòng dịch tại một số địa phương, Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn sự vi phạm và đảm bảo giám sát chi tiêu quản lý kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh. "Các đồng chí phải tự kiểm tra, tự khắc phục, nếu có dấu hiệu vi phạm thì không được bao che, không được để tài sản nhà nước mất mát", Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung để tổng kết công tác phòng, chống dịch, có hình thức khen thưởng kịp thời, xứng đáng và đầy đủ các cá nhân, tập thể thuộc nhiều cơ quan, tổ chức đóng góp vào thành tích chung. Thủ tướng mong muốn tiếp tục duy trì thành tích trong ngăn ngừa, phòng, chống COVID-19, không để sự cố xảy ra, nhất là ca lây nhiễm trong cộng đồng; tiếp tục đẩy mạnh khoanh vùng các ca lây nhiễm từ nước ngoài về. Cần khẩn trương khắc phục hậu quả dịch bệnh để phát triển kinh tế đất nước, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương, các bộ, ngành, đặc biệt là ngành y tế, đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống COVID-19. Tại cuộc họp, Thủ tướng đưa ra một thông điệp mới, đó là: Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế - xã hội để trở lại cuộc sống bình thường trên tinh thần đẩy mạnh phục hồi kinh tế, xây dựng đất nước; coi đây là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng, cần phải tập trung ở mọi cấp, ban, ngành. Đi liền với đó là không được chủ quan, coi thường COVID-19. Đáng chú ý, Thủ tướng cũng nêu ra một số biện pháp: Tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập, nếu có người ở nước ngoài về thì đều phải cách ly tập trung 14 ngày (trừ trường hợp các chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư được áp dụng phương thức cách ly tại chỗ phù hợp); tuyệt đối không được để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Bên cạnh đó, sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp dương tính tại cộng đồng. Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp duy trì nhóm phản ứng nhanh, dự báo, thu thập dữ liệu để phát hiện nhanh nhất các trường hợp dương tính và các trường hợp tiếp xúc gần với ca dương tính để kịp thời khoanh vùng, cách ly, dập dịch. Toàn ngành y tế và UBND các địa phương phải thường trực để xử lý kịp thời 100% khi có vấn đề xảy ra, không được để dịch quay lại. Đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế cũng như UBND các địa phương trong cả nước, nhất là các khu vực trung tâm, các thành phố, đô thị, Thủ tướng lưu ý. Tiếp tục thực hiện việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và trên phương tiện hành khách công cộng, nơi tập trung đông người; rửa tay sát khuẩn, đảm bảo vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc đông người. Thủ tướng đồng ý với đề xuất của ngành giáo dục và đào tạo là "không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học mà cần tiếp tục giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay..., đảm bảo vệ sinh các cửa sổ, cửa sổ chính thông thoáng. Nhà trường tăng cường các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt lớp học, nhà vệ sinh. Không bắt buộc thực hiện giãn cách lớp học; vẫn hạn chế tiếp xúc giữa các lớp học với nhau... "Không còn tình trạng giãn cách trong trường học", Thủ tướng lưu ý và yêu cầu ngành giáo dục và các địa phương phải có kế hoạch tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đạt kết quả trung thực, khách quan. Thủ tướng cho phép mở lại các dịch vụ, kinh doanh dịch vụ mà trước đây chưa được hoạt động, trừ vũ trường, karaoke, các lĩnh vực này sẽ được xem xét sau. Các dịch vụ kinh doanh thiết yếu được mở cửa trở lại, kể cả các cửa hàng ăn uống với điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Thủ tướng cũng đồng ý kiến nghị bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng, máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thủy... nhưng yêu cầu hành khách đeo khẩu trang; cho phép hoạt động trở lại các sự kiện thể dục - thể thao, sự kiện tập trung đông người; các giải bóng đá... nhưng khuyến cáo phải đeo khẩu trang, sát trùng tay. Các bệnh viện trở lại hoạt động bình thường, tiếp tục chữa trị bệnh phục vụ nhân dân; kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm COVID-19. Ngành y tế cần tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh, kỹ thuật, sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống dịch; tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử lý các trường hợp nghi ngờ nhiễm các loại dịch bệnh; chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở thu dung điều trị khi cần thiết. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ giao, trong đó có những việc rất quan trọng như tập trung tháo gỡ khó khăn để sản xuất kinh doanh, phát triển. Các gói hỗ trợ tài khóa tiền tệ phải có hiệu lực trước thời điểm diễn ra Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp vào ngày 9/5 tới. Đặc biệt, cần triển khai nhanh gói an sinh xã hội theo Nghị quyết 42/CP đến với những người mất việc làm bị ảnh hưởng trực tiếp của COVID-19. Thủ tướng hoan nghênh Hà Nội sẽ tổ chức một hội nghị xúc tiến đầu tư lớn để thu hút phát triển trong thời điểm khó khăn như hiện nay.

Theo Baotintuc

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/141333/thu-tuong-dong-y-bo-quy-dinh-gian-cach-tr111ng-truong-hoc.htm