Thủ tướng Israel giải tán Nội các chiến tranh

Ngày 17-6, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyah đã giải tán Nội các chiến tranh gồm 6 thành viên, được thành lập sau khi nổ ra xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza vào tháng 10-2023. Đây là động thái đã được dự báo từ trước sau khi ông Benny Gantz, thành viên của đảng Liên minh quốc gia, ngày 9-6 vừa qua tuyên bố rút khỏi chính phủ.

Ngày 17-6, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyah đã giải tán Nội các chiến tranh gồm 6 thành viên, được thành lập sau khi nổ ra xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza vào tháng 10-2023. Đây là động thái đã được dự báo từ trước sau khi ông Benny Gantz, thành viên của đảng Liên minh quốc gia, ngày 9-6 vừa qua tuyên bố rút khỏi chính phủ.

Bộ trưởng Israel Benny Gantz tuyên bố rút khỏi Nội các chiến tranh hôm 9-6. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Israel Benny Gantz tuyên bố rút khỏi Nội các chiến tranh hôm 9-6. Ảnh: Reuters

Sau động thái trên, dự kiến Thủ tướng Netanyahu giờ đây sẽ tiến hành tham vấn về cuộc chiến ở Gaza với một nhóm nhỏ các bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Bộ trưởng Các vấn đề chiến lược Ron Dermer, cũng từng là thành viên Nội các chiến tranh, để thảo luận một số quyết định nhạy cảm từng được bàn trong nội các chiến tranh.

Nội các chiến tranh Israel được thành lập chỉ 5 ngày sau khi chính phủ của Thủ tướng Netanyahu mở cuộc chiến ở Gaza, nhằm mục đích có thể điều phối hoạt động chiến đấu một cách hiệu quả. Thành viên nội các này gồm cả cựu Thủ tướng Gantz và Bộ trưởng Chính phủ Israel Gadi Eisenkot. Ông Gantz từng đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Israel giai đoạn 2020 - 2022. Ông tham gia chính phủ đoàn kết tại Israel khi xung đột với Hamas mới bùng phát tháng 10-2023 và Nội các chiến tranh được thành lập sau đó. Sự hiện diện của ông Gantz trong Nội các chiến tranh được cho là đã góp phần nâng cao uy tín của Israel với các đối tác quốc tế, trong đó có Mỹ.

Theo các nguồn tin, nội các này được quyền cập nhật các mục tiêu quân sự và chiến lược trong cuộc xung đột nhưng mọi quyết định đều cần Nội các An ninh do Thủ tướng Netanyahu làm chủ tịch phê duyệt. Và bất đồng nảy sinh khi ông Netanyahu ngày càng cố gắng tự mình chỉ đạo cuộc chiến ở Gaza, trong khi ông Gallant và Gantz được cho đang cố gắng ngăn Thủ tướng đưa ra các quyết định đơn phương. Hồi tuần trước, cả ông Gantz và Eisenkot đều đã rời nội các này vì điều mà họ nói là "sự thất bại của Thủ tướng Netanyahu trong việc hình thành chiến lược cho cuộc chiến Gaza". Ông Gantz cũng kêu gọi nhà lãnh đạo Israel ấn định thời điểm tổ chức bầu cử sớm để thành lập một chính phủ "được nhân dân tín nhiệm và có thể đối mặt với những thách thức".

Thủ tướng Israel đang phải đối mặt với yêu cầu từ các đảng tôn giáo - dân tộc chủ nghĩa trong chính phủ liên minh của ông về việc đưa Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich và Bộ trưởng An ninh Itamar Ben-Gvir vào nội các chiến tranh. Động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng với các đối tác quốc tế của Israel, trong đó có đồng minh Mỹ bởi 2 nhân vật này có quan điểm cứng rắn trong

Biểu tình chống chính phủ Israel ở Jerusalem

Ngày 18-6, theo Reuters, hàng nghìn người biểu tình đã xuống đường ở Jerusalem, yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn mới do Mỹ đề xuất, đồng thời chỉ trích cách ông xử lý cuộc xung đột với phong trào Hamas ở Dải Gaza cũng như với lực lượng Hezbollah ở Lebanon.

Nhiều người mang biểu ngữ phản đối các quyết định của Thủ tướng Israel đối với các vấn đề then chốt như thúc đẩy dự luật quân sự gây chia rẽ, miễn trừ những người Do Thái chính thống cực đoan khỏi nghĩa vụ bắt buộc. Cuộc biểu tình ngày càng trở nên căng thẳng. Sau khi đoàn diễu hành kéo đến nhà Thủ tướng Benjamin Netanyahu, một số người đã cố gắng vượt qua các rào cản do cảnh sát dựng lên dẫn tới xô xát. Cảnh sát đã phải dùng vòi rồng để giải tán đám đông, 9 người đã bị bắt giữ. Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu hết người Israel ủng hộ mục tiêu tiêu diệt Hamas của chính phủ nhưng vẫn có những cuộc biểu tình phản đối chính phủ vì đã không hành động nhiều hơn để giải thoát con tin.

IDF tuyên bố tiêu diệt một nửa lực lượng Hamas tại Rafah

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 17-6 tuyên bố đã tiêu diệt khoảng một nửa lực lượng chiến đấu của phong trào Hamas ở Rafah. IDF cho biết đã tiêu diệt ít nhất 550 tay súng của Hamas. Sư đoàn 162 thuộc IDF đã chiến đấu ở Rafah trong hơn 40 ngày, lần đầu giành quyền kiểm soát vùng ngoại ô phía Đông thành phố và cửa khẩu biên giới với Ai Cập vào đầu tháng 5. Trong giai đoạn thứ hai của chiến dịch, trong khoảng một tuần rưỡi sau, sư đoàn đã chiếm được khu vực Brazil. Tờ Times of Israel đưa tin, ở giai đoạn thứ ba của cuộc tấn công Rafah, IDF nắm quyền kiểm soát toàn bộ biên giới Ai Cập-Gaza, được gọi là Hành lang Philadelphi, và tiến vào khu vực Tel Sultan phía Tây Bắc thành phố.

IDF ước tính có thêm nhiều thành viên Hamas thiệt mạng trong những cuộc tấn công nhằm vào các công trình và đường hầm. Ngoài ra, một số lượng thành viên Hamas chưa xác định đã chạy trốn khỏi Rafah khi IDF bắt đầu cuộc tấn công ở đó. Trong số bốn tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Rafah của Hamas, hai tiểu đoàn - Yabna (Nam) và Đông Rafah - được coi gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong khi đó, năng lực của hai tiểu đoàn còn lại - Shaboura (Bắc) và Tel Sultan (Tây) - có phần suy giảm.

IDF khẳng định đã phát hiện ít nhất 25 đường hầm "dài" nối tới biên giới với Ai Cập, một số đường hầm trong số đó có khả năng xuyên vào Sinai và từng được Hamas sử dụng để buôn lậu vũ khí. IDF xác nhận đang điều tra thêm về những đường hầm này. 22 binh sĩ sư đoàn 162 đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh ở Rafah. Trong đó, có 8 người tử vong trong vụ nổ trên một chiếc xe bọc thép bị tấn công hôm 15-6.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: https://cadn.com.vn/thu-tuong-israel-giai-tan-noi-cac-chien-tranh-post296768.html