Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Tại Diễn đàn kinh tế TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên đối thoại chính sách để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp.

Chiều ngày 25/9, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Economic Forum – HEF) lần thứ 5 năm 2024, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách giữa lãnh đạo các bộ ngành trung ương (Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước), Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo một số tỉnh thành và các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp.

Đây là lần đầu tiên diễn đàn có phiên đối thoại chính sách với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Thanh Minh.

Đây là lần đầu tiên diễn đàn có phiên đối thoại chính sách với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Thanh Minh.

Phiên đối thoại này nhằm tạo cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp được trao đổi sâu rộng, thực chất với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương về thực trạng, giải pháp trong việc áp dụng mô hình chuyển đổi công nghiệp tại thành phố cũng như vấn đề chiến lược quốc gia, đồng thời kiến nghị cho Chính phủ những mô hình, giải pháp, chính sách ở tầm vĩ mô.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài và các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Phiên đối thoại. Ảnh: Thanh Minh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài và các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Phiên đối thoại. Ảnh: Thanh Minh.

Phiên đối thoại này nhằm tạo cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp được trao đổi sâu rộng, thực chất với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về thực trạng, giải pháp trong việc áp dụng mô hình chuyển đổi công nghiệp tại thành phố cũng như vấn đề chiến lược quốc gia, đồng thời kiến nghị với Chính phủ những mô hình, giải pháp, chính sách ở tầm vĩ mô.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Chia sẻ mở đầu buổi đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui, tự hào về TP. Hồ Chí Minh khi Diễn đàn tổ chức lần thứ 5, quy mô ngày càng lớn hơn, đối tượng nhiều hơn, vấn đề sâu sắc hơn, nhận được sự quan tâm của bạn bè, đối tác quốc tế.

Lần này, chủ đề của Diễn đàn về chuyển đổi công nghiệp là chủ đề rất rộng và cũng là tiềm năng khác biệt, cơ hội nội trội, lợi thế cạnh tranh của TP. Hồ Chí Minh; là chủ đề mang tính thời sự của quốc tế.

Do đó, Diễn đàn rất có ý nghĩa với TP. Hồ Chí Minh, với Việt Nam và với cả bạn bè, đối tác quốc tế. Đây là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau; tiến tới hợp tác, cùng chia sẻ, lắng nghe, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng có niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.

"Tôi tin chắc sau diễn đàn, mỗi người ra về đều có thêm "phần quà" là kiến thức mà diễn đàn mang lại, ngoài tình cảm nồng hậu, ấm cúng của TP. Hồ Chí Minh là đơn vị tổ chức. Từ sáng đến giờ, tôi cũng đã nhận được rất nhiều từ diễn đàn", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Minh.

Ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Minh.

Phát biểu tại phiên đối thoại, ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ rất vui mừng khi nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo bộ, ngành trung ương; lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia, các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế. Đặc biệt là sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên đối thoại chính sách chiều nay.

Theo ông Võ Văn Hoan, sự phát triển công nghệ mang tính đột phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến xã hội và môi trường; làm thay đổi căn bản, thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tri thức dựa trên đổi mới sáng tạo. Qua đó, tạo ra nhiều cơ hội cho các nước, nhất là các quốc gia khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, có thể rút ngắn khoảng cách phát triển để bứt phá đi lên.

Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng tạo ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nguồn lực phải lớn, nhân lực phải dồi dào, chính sách pháp luật phải hoàn thiện; hợp tác quốc tế phải sâu rộng hơn nữa; sự chủ động của địa phương là rất cần thiết, nhưng những quyết sách của Trung ương là quan trọng quyết định thành công của quá trình chuyển đổi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách giữa lãnh đạo các bộ ngành trung ương, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp. Ảnh: Thanh Minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách giữa lãnh đạo các bộ ngành trung ương, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp. Ảnh: Thanh Minh.

Trong 5 năm gần đây, kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển ổn định, giữ vai trò là trung tâm nhiều mặt của khu vực và cả nước; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước.

Đặt biệt, hằng năm, TP. Hồ Chí Minh đóng góp 20% GRDP, 25% nguồn thu ngân sách và của cả nước. Trong sự phát triển kinh tế của thành phố, ngành công nghiệp có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng đóng góp cao. Trong giai đoạn từ 2016 đến nay, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Hồ Chí Minh, ngành công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc dựa trên 4 ngành công nghiệp trọng yếu: Cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su nhựa; và chế biến lương thực - thực phẩm. Đây là những ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, tạo tác động lan tỏa tích cực đến các ngành kinh tế khác.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ông Võ Văn Hoan cũng nhìn nhận, công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đang đứng trước những thách thức, phát triển thiếu bền vững; gia công, lắp ráp còn chiếm tỷ trọng cao; giá trị gia tăng thấp; có công nghệ sau hơn 30 năm đầu tư phát triển nay đã lạc hậu; sử dụng nhiều tài nguyên; thâm dụng lao động. Cùng với đó, công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm; phân bố khu chế xuất, khu công nghiệp không còn phù hợp, một số khu công nghiệp hiện nay nằm trong vùng lõi của thành phố.

Để khắc phục các hạn chế nêu trên, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc chuyển đổi ngành công nghiệp thành phố là hết sức cấp bách và cần thiết. Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh phải phát triển theo hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chíp điện tử, vi mạch, bán dẫn; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp xanh gắn chuyển đổi số; phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp như logistics, dịch vụ số (gồm thông tin và truyền thông), dịch vụ tài chính… Đặc biệt là phải hình thành các ngành công nghiệp mới như công nghiệp năng lượng mới, công nghiệp dược, công nghiệp văn hóa, điện ảnh…

 Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài giải đáp về nội dung năng lượng tái tạo tại phiên đối thoại trong khổ Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024. Ảnh: Thanh Minh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài giải đáp về nội dung năng lượng tái tạo tại phiên đối thoại trong khổ Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024. Ảnh: Thanh Minh.

Ngoài ra, chuyển đổi công nghiệp TP. Hồ Chí Minh gắn kết chặt chẽ với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Thành phố tiếp tục tập trung khai thác những tiềm năng và lợi thế của mình vào phát triển công nghiệp với vai trò là trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước. Đồng thời khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, nguồn nhân lực trình độ cao, ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các ngành, sản phẩm công nghiệp.

“Để chuyển đổi công nghiệp TP. Hồ Chí Minh thành công, ngoài nỗ lực các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cần sự đồng hành của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và các địa phương. Trước hết là xây dựng các chính sách ưu đãi mạnh mẽ, khả thi của Trung ương và thành phố theo thẩm quyền; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận hiệu quả các nguồn lực theo cơ chế thị trường và tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh mong muốn.

Chính vì vậy, Phiên đối thoại chính sách tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hôm nay, là cơ hội để doanh nghiệp phản ánh kiến nghị, chính sách để Chính phủ và chính quyền thành phố lắng nghe, tìm kiếm giải pháp để xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh và các địa phương trong cả nước.

“TP. Hồ Minh luôn nhận thức rằng sự thành công của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình chuyển công nghiệp nói chung và sản xuất kinh doanh nói riêng, chính là sự thành công của thành phố, góp phần tiếp thêm động lực cho Thành phố phát triển mạnh mẽ theo tinh thần "TP. Hồ Chí Minh vì cả nước, cả nước vì TP. Hồ Chí Minh”, vì sự thịnh vượng chung của đất nước”, ông Võ Văn Hoan khẳng định.

Minh Khuê

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-chu-tri-phien-doi-thoai-chinh-sach-voi-khach-moi-trong-nuoc-va-quoc-te-348296.html