Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Ba Lan

Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Chuyến công tác diễn ra từ ngày 15 đến ngày 23/1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa (CH) Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng CH Czech Petr Fiala, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab.

Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Đoàn đại biểu chính thức tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân trong chuyến công tác có: Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh; Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hoàng Văn Trà.

Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải, Đại sứ Việt Nam tại CH Czech Dương Hoài Nam, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Phùng Thế Long, Đại sứ Mai Phan Dũng - Trường Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ và lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương cùng tham gia đoàn công tác.

Đây là chuyến thăm chính đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam đến Ba Lan sau 15 năm và đến Czech sau 6 năm. Năm 2025 cũng là dịp Việt Nam cùng hai quốc gia châu Âu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hiện tại, Ba Lan, Czech đều đóng vai trò đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông Âu. Giai đoạn 2021 - 2023, kim ngạch thương mại Việt Nam và Ba Lan đạt hơn 2,5 tỷ USD mỗi năm. Riêng 10 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng gần 22% so với cùng kỳ 2023, lên mức 2,86 tỷ USD.

Với CH Czech, Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của nước này tại ASEAN. 10 tháng đầu năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa hai nước là 1,57 tỷ USD, tăng 90% so với cùng kỳ 2023. Cộng đồng người Việt tại Czech có khoảng 100.000 người và được công nhận là dân tộc thiểu số tại đây vào năm 2013.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước sẽ cùng đánh giá lại những thành tựu hợp tác tốt đẹp trong chặng đường 75 năm qua. Đồng thời, đề ra những định hướng lớn sẽ được, tạo xung lực đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và hai nước lên những tầm cao mới.

Các bên sẽ trao đổi và thống nhất những biện pháp quan trọng nhằm không ngừng củng cố tin cậy chính trị, làm mới những lĩnh vực hợp tác truyền thống như kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch.

Sau chuyến thăm hai nước, Thủ tướng sẽ dự Hội nghị thường niên WEF lần thứ 55 tại Davos trong hai ngày 21 và 22/1 theo lời mời của nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab.

Thứ trưởng Ngoại giao cho biết, đây là cơ hội quan trọng để cộng đồng quốc tế và các doanh nghiệp lớn được trực tiếp trao đổi với Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về những định hướng, ưu tiên phát triển, những cơ hội mà Việt Nam có thể mang lại cho các doanh nghiệp trong giai đoạn thế giới chuyển đổi sâu sắc hiện nay.

Thủ tướng sẽ truyền tải những thông điệp quan trọng về quyết tâm, khát vọng và tầm nhìn của Việt Nam hướng đến các mục tiêu phát triển chiến lược trong 20 năm tới. Với những trao đổi sâu sắc tại hội nghị có sự tham dự của hơn 3.000 lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn hàng đầu thế giới, chúng ta cũng kịp thời nắm bắt những xu thế phát triển của thời đại, những dòng chảy đang định hình kỷ nguyên thông minh, từ đó xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp để tận dụng thời cơ và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ những xu thế mới.

Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ chủ trì nhiều cuộc trao đổi về những chủ đề thiết thực, gắn với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay, nhất là thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực như then chốt như trí tuệ nhân tạo, đầu tư cho đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, ứng dụng AI trong sản xuất thông minh, phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP Hồ Chí Minh, ứng dụng AI và các công nghệ mới trong ngành y tế và dược phẩm.

Xuân Mai

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-roi-ha-noi-len-duong-tham-chinh-thuc-ba-lan-i756618/