Thuật tâng bốc trong trò chơi tâm lý
Khi bạn cần thông tin từ một người cụ thể, hãy khiến họ nói càng nhiều càng tốt bằng cách tâng bốc, đem lại cho họ cảm giác an toàn khi chia sẻ.
Trong cuộc sống thường nhật ắt hẳn chúng ta thường gặp phải những tình huống lúng túng, đó là cảnh mọi thứ xung quanh rơi vào yên lặng. Cho dù đối phương là người quen hay kẻ xa lạ đi chăng nữa thì trong quá trình trò chuyện một khi bầu không khí xung quanh trở nên tẻ nhạt sẽ khiến con người ta không thấy thoải mái.
Hơn nữa, sự im lặng ít nói của đối phương còn khiến ta không biết nên làm sao bởi vì bạn căn bản không thể thu được chút thông tin gì từ đối phương, không biết rằng trong đầu anh ta đang nghĩ gì. Chính vì thế nên kiểu người như vậy rất khó qua lại và đối phó.
Nhiều ván chơi bắt đầu bằng lời nói, ví dụ đối thủ của bạn, không nói một tiếng nào, không giao thiệp với một ai, vậy bạn không thể thu thập được bất cứ tin tức nào để nghĩ ra đối sách đối phó với anh ta. Tuy nhiên những người trầm mặc ít nói này cũng không phải bất khả chiến bại, nếu như anh ta không nói chuyện vậy ta nghĩ cách để anh ta mở miệng nói. Cho dù anh ta là kiểu người có tính cách gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng có thể chơi một ván chơi tâm lý với họ, khiến đối phương phải mở miệng.
Tiến sĩ William cửa Đại học bang Wichita đã tiến hành một thí nghiệm như sau, ông ấy phát một chủ đề cho 4 sinh viên cụ thể và yêu cầu họ thảo luận về vấn đề này. Sau đó 20 sinh viên được đến nghe phần thảo luận của 4 người họ, đánh giá và chấm điểm.
Tuy nhiên, tiến sĩ William lại có một yêu cầu đối với 20 sinh viên đóng vai trò là giám khảo rằng họ không cần đánh giá về chủ đề thảo luận mà phải nói về nó, khen hoặc chê. Khi cuộc thảo luận bước vào giai đoạn sôi nổi, 20 sinh viên điên cuồng khen ngợi hai người trước, còn hai người sau bị chê thậm tệ. Từ những lời khen đó, cặp phía trước bắt đầu nói chuyện nhiều hơn, những người còn lại nói ít đi và rồi im bặt.
Vì vậy, khi bạn cần thông tin từ một người cụ thể, hãy khiến họ nói càng nhiều càng tốt bằng cách tâng bốc, áp dụng từ ví dụ trên. Khi đối phương nhận được những lời tâng bốc có cánh tâm trạng họ sẽ trở nên thoải mái và nói được nhiều hơn.
Trò chơi tâm lý trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, có lúc chúng ta cần đối phương nói liên mồm, anh ta càng nói nhiều thì càng có lợi cho ta. Con người trong trạng thái hưng phần kích động thì lời nói của họ sẽ không qua sự suy nghĩ của não bộ, những gì nên ói hoặc không nên nói đều có thể không cẩn thận mà buột miệng nói ra.
Ngược lại nếu như bạn cần đối phương duy trì sự im lặng vậy hãy làm những điều ngược lại. Chỉ cần bạn đảm bảo rằng làm như vậy sẽ không khiến đối phương nổi trận lôi đình và trở mặt với bạn là được.
Khi lời nói của bạn được mọi người khẳng định, tâm trạng của bạn sẽ rất sung sướng, sau đó sẽ càng nói nhiều hơn. Thế nhưng nếu bạn không ngừng bị người khác phủ định và chê bai thì bạn tự nguyện sẽ mất đi hứng thú mở miệng nói chuyện.
Nguồn Znews: https://znews.vn/thuat-tang-boc-trong-tro-choi-tam-ly-post1454176.html