Thực hiện nghiêm lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải

Còn khoảng 1 tuần nữa để các xe kinh doanh vận tải (KDVT) phải hoàn thành việc lắp camera giám sát theo quy định nếu không muốn bị xử phạt. Sở GTVT đã tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn liên quan, đồng thời yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc quy định về lắp camera.

Your browser does not support the audio element.

 Công ty TNHH TM&DV Hiển Vinh đã lắp camera hành trình cho tất cả các xe buýt đang khai thác. Mặc dù hết sức khó khăn, song một số doanh nghiệp KDVT đã thực hiện lắp camera theo quy định của Bộ GTVT. Ông Ngô Đức Quý, Giám đốc Công ty TNHH TM&DV Hiển Vinh cho biết: Quy định lắp camera trên xe ô tô KDVT là hết sức cần thiết, vì có thể theo dõi, giám sát được lịch trình, tốc độ, việc lái xe di chuyển trên đường, góp phần bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Công ty đã nghiêm túc thực hiện lắp camera theo đúng quy định, đã hoàn thành lắp cho 100% xe buýt từ 6 tháng trước, đối với tuyến Mỹ Đình, xe nào khai thác sẽ thực hiện lắp nốt trước ngày 31/12. Tuy nhiên theo ông Quý, hiện các doanh nghiệp vận tải khách đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Công ty xe khách Hiển Vinh có 22 xe khách chạy tuyến buýt nội tỉnh và đang khai thác tuyến Mỹ Đình; hiện chỉ khai thác khoảng 40% tổng số xe, khoảng 8 xe/ngày (tuyến buýt); còn tuyến Mỹ Đình - Hòa Bình khai thác được khoảng 20% xe, có 4 xe, chỉ còn 1 xe chạy. Kinh phí lắp camera cũng không hề rẻ, mỗi xe 5 triệu đồng, tính ra công ty phải chi khoảng 130 triệu đồng để lắp camera. Theo quy định, từ sau ngày 31/12, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ xử phạt vi phạm xe không lắp camera như các lỗi vi phạm thông thường khác. Hiện nay, số lượng phương tiện đã lắp camera chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số phương tiện phải lắp camera theo Nghị định số 10. Theo thống kê của Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Sở GTVT), trên địa bàn tỉnh có 372 đơn vị KDVT, số lượng phương tiện phải lắp đặt camera là 713 xe, trong đó, 99 xe đầu kéo, 11 xe công ten nơ, 103 xe buýt, 171 xe tuyến cố định, 229 xe hợp đồng 9 chỗ trở lên. Đến ngày 21/12, mới có 188 xe lắp camera theo quy định, còn 525 xe chưa lắp camera. Đồng chí Lưu Tiến Duy, Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái cho biết: Cùng với đẩy mạnh tuyên tuyền, Sở GTVT yêu cầu: Các đơn vị KDVT đường bộ trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm việc lắp camera trên xe ô tô KDVT theo quy định tại khoản 2, Điều 13; khoản 2, Điều 14 và khoản 5, Điều 34, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô. Xây dựng kế hoạch lắp đặt cụ thể và cam kết hoàn thành trước ngày 31/12/2021 theo đúng tinh thần tại Nghị quyết số 66/NQ-CP gửi về Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái để tổng hợp theo quy định. Sở cũng yêu cầu, các chủ phương tiện và doanh nghiệp vận tải chấp hành nghiêm việc theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình (GSHT), kịp thời phát hiện sửa chữa, khắc phục đối với trường hợp thiết bị hư hỏng, không có tín hiệu… Tuyệt đối không đưa phương tiện ra hoạt động KDVT khi thiết bị GSHT hư hỏng, không hoạt động; không được lắp đặt thêm công tắc điện hoặc đấu nối dây điện để tắt thiết bị, hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM, hoặc làm sai lệch dữ liệu thiết bị GSHT của xe ô tô. Ngày 15/12/2021, Sở GTVT ban hành Thông báo số 4154/TB-SGTVT về thời hạn lắp đặt camera và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lắp đặt camera trên phương tiện KDVT. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2022, các đối tượng không lắp đặt camera đối với các phương tiện phải lắp đặt sẽ bị xử lý theo quy định. Mức phạt được áp dụng theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, đối với lái xe: Phạt từ 1 - 2 triệu đồng với người điều khiển xe ô tô KDVT khách và hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera), hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định. Đối với doanh nghiệp: Phạt từ 5 - 6 triệu đồng với cá nhân, từ 10 - 12 triệu đồng đối với tổ chức KDVT, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng xe ô tô KDVT không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera), hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 1 - 3 tháng đối với xe vi phạm. Lê Chung

Công ty TNHH TM&DV Hiển Vinh đã lắp camera hành trình cho tất cả các xe buýt đang khai thác. Mặc dù hết sức khó khăn, song một số doanh nghiệp KDVT đã thực hiện lắp camera theo quy định của Bộ GTVT. Ông Ngô Đức Quý, Giám đốc Công ty TNHH TM&DV Hiển Vinh cho biết: Quy định lắp camera trên xe ô tô KDVT là hết sức cần thiết, vì có thể theo dõi, giám sát được lịch trình, tốc độ, việc lái xe di chuyển trên đường, góp phần bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Công ty đã nghiêm túc thực hiện lắp camera theo đúng quy định, đã hoàn thành lắp cho 100% xe buýt từ 6 tháng trước, đối với tuyến Mỹ Đình, xe nào khai thác sẽ thực hiện lắp nốt trước ngày 31/12. Tuy nhiên theo ông Quý, hiện các doanh nghiệp vận tải khách đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Công ty xe khách Hiển Vinh có 22 xe khách chạy tuyến buýt nội tỉnh và đang khai thác tuyến Mỹ Đình; hiện chỉ khai thác khoảng 40% tổng số xe, khoảng 8 xe/ngày (tuyến buýt); còn tuyến Mỹ Đình - Hòa Bình khai thác được khoảng 20% xe, có 4 xe, chỉ còn 1 xe chạy. Kinh phí lắp camera cũng không hề rẻ, mỗi xe 5 triệu đồng, tính ra công ty phải chi khoảng 130 triệu đồng để lắp camera. Theo quy định, từ sau ngày 31/12, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ xử phạt vi phạm xe không lắp camera như các lỗi vi phạm thông thường khác. Hiện nay, số lượng phương tiện đã lắp camera chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số phương tiện phải lắp camera theo Nghị định số 10. Theo thống kê của Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Sở GTVT), trên địa bàn tỉnh có 372 đơn vị KDVT, số lượng phương tiện phải lắp đặt camera là 713 xe, trong đó, 99 xe đầu kéo, 11 xe công ten nơ, 103 xe buýt, 171 xe tuyến cố định, 229 xe hợp đồng 9 chỗ trở lên. Đến ngày 21/12, mới có 188 xe lắp camera theo quy định, còn 525 xe chưa lắp camera. Đồng chí Lưu Tiến Duy, Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái cho biết: Cùng với đẩy mạnh tuyên tuyền, Sở GTVT yêu cầu: Các đơn vị KDVT đường bộ trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm việc lắp camera trên xe ô tô KDVT theo quy định tại khoản 2, Điều 13; khoản 2, Điều 14 và khoản 5, Điều 34, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô. Xây dựng kế hoạch lắp đặt cụ thể và cam kết hoàn thành trước ngày 31/12/2021 theo đúng tinh thần tại Nghị quyết số 66/NQ-CP gửi về Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái để tổng hợp theo quy định. Sở cũng yêu cầu, các chủ phương tiện và doanh nghiệp vận tải chấp hành nghiêm việc theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình (GSHT), kịp thời phát hiện sửa chữa, khắc phục đối với trường hợp thiết bị hư hỏng, không có tín hiệu… Tuyệt đối không đưa phương tiện ra hoạt động KDVT khi thiết bị GSHT hư hỏng, không hoạt động; không được lắp đặt thêm công tắc điện hoặc đấu nối dây điện để tắt thiết bị, hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM, hoặc làm sai lệch dữ liệu thiết bị GSHT của xe ô tô. Ngày 15/12/2021, Sở GTVT ban hành Thông báo số 4154/TB-SGTVT về thời hạn lắp đặt camera và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lắp đặt camera trên phương tiện KDVT. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2022, các đối tượng không lắp đặt camera đối với các phương tiện phải lắp đặt sẽ bị xử lý theo quy định. Mức phạt được áp dụng theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, đối với lái xe: Phạt từ 1 - 2 triệu đồng với người điều khiển xe ô tô KDVT khách và hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera), hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định. Đối với doanh nghiệp: Phạt từ 5 - 6 triệu đồng với cá nhân, từ 10 - 12 triệu đồng đối với tổ chức KDVT, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng xe ô tô KDVT không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera), hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 1 - 3 tháng đối với xe vi phạm. Lê Chung

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/274/160905/thuc-hien-nghiem-lap-camera-tren-xe-o-to-kinh-doanh-van-tai.htm