Thực hiện tốt công tác cấp cứu ngoại viện giúp người bị đột quỵ có cơ hội sống và phục hồi tốt
Ngày 15/9, Sở Y tế TP Cần Thơ tổ chức hội thảo nâng cao năng lực phối hợp cấp cứu ngoại viện 115.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, cấp cứu ngoại viện là hoạt động không thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống cấp cứu nhằm nâng cao cơ hội sống cho người bệnh cấp cứu.
Tuy nhiên, thực tế mạng lưới cấp cứu ngoại viện tại nước ta đang còn rất mỏng và gặp nhiều khó khăn về hoạt động, dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc như thời gian qua.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Hoàng Quốc Cường - Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ cho biết, việc thực hiện tốt công tác cấp cứu ngoại viện sẽ giúp người bệnh, người bị tan nạn có cơ hội sống sót và phục hồi sức khỏe.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở khám, chữa bệnh tạo cơ hội cho người bệnh được tiếp cận nhanh chóng các dịch vụ câp cứu, vận chuyển an toàn và rút ngắn thời gian chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất để kịp thời cấp cứu người bệnh đạt hiệu quả nhất.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở khám, chữa bệnh tạo cơ hội cho người bệnh được tiếp cận nhanh chóng các dịch vụ cấp cứu, vận chuyển an toàn và rút ngắn thời gian chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất để kịp thời cấp cứu người bệnh đạt hiệu quả nhất.
Hiện nay mạng lưới cấp cứu ngoại viện chưa đồng bộ, thống nhất trong hoạt động.
Qua buổi hội thảo, được chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong cấp cứu ngoại viện, trong thực hiện các giải pháp vận chuyển, đặc biệt là các mô hình cấp cứu 115 hiện nay. Góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Theo BSCK II Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu (TTCC) 115 TPHCM, mỗi ngày tại trung tâm này tiếp nhận hàng ngàn cuộc gọi cần hỗ trợ từ người dân trên địa bàn thành phố, trong đó có khoảng 100-150 ca cấp cứu được đơn vị hỗ trợ trực tiếp.
Theo TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc BV SIS Cần Thơ,việc tổng đài cấp cứu chuyên biệt cho đột quỵ là hết sức quan trọng, tổng đài số hóa với mức đầu tư không nhỏ nhưng là hoàn toàn miễn phí để giúp người dân dễ dàng tiếp cận khi cần cấp cứu.
Tổng đài 1800 1115 từ khi hoạt động đến nay, trên địa bàn ĐBSCL đã tiếp nhận hơn 600.000 cuộc gọi, trong đó, năm 2022 là 220.000 cuộc gọi; 8 tháng đầu năm 2023 có hơn 130.000 cuộc. Qua đó, phát huy được hiệu quả đáng ghi nhận trong việc góp phần cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hệ thống tổng đài được đầu tư kỹ thuật số, có thể nhận 6 cuộc gọi cùng lúc, cố gắng không bỏ sót cuộc gọi nào, nhất là khi bệnh nhân bị đột quỵ. Đồng thời, có ghi âm cuộc gọi và nhận diện được người bệnh cũ qua số điện thoại họ gọi vào, bác sĩ dễ dàng xem lại hồ sơ của người bệnh trên hệ thống bệnh án điện tử giúp việc hỗ trợ người bệnh chính xác và nhanh nhất, đặc biệt là trong những tình huống cấp cứu.
Tại hội thảo, các đại biểu tham gia thảo luận các vấn đề về và thống nhất, để khắc phục những khó khăn, ngành y tế các tỉnh, thành rất cần sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp và Sở Y tế địa phương.
Đồng thời, đào tạo người dân có kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu đúng cách cũng sẽ giúp người bệnh có cơ hội được cứu sống, giảm thiểu nguy cơ tử vong và các biến chứng.