Thực hư lò vi sóng gây đục thủy tinh thể, mắc ung thư

Sử dụng lò vi sóng dễ dàng và tiết kiệm năng lượng tuy nhiên có ý kiến cho rằng thứ nhà nhà đều có này tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Bức xạ trong lò vi sóng

Theo báo cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), sóng vi ba (microwave) là một loại bức xạ điện từ hay sóng năng lượng di chuyển trong không gian. Bức xạ điện từ có các dạng khác nhau, bao gồm sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, tia X và tia gamma.

Sóng vi ba, giống như sóng vô tuyến, là một loại "bức xạ không ion hóa", không có đủ năng lượng để đánh bật các electron ra khỏi nguyên tử.

Mặc dù vi sóng không gây ra rủi ro sức khỏe giống như tia X nhưng điều đó không có nghĩa là không có rủi ro. Lò vi sóng làm nóng thức ăn bằng cách làm cho các phân tử nước rung động, tạo ra nhiệt. Về lý thuyết, vi sóng có thể làm nóng các mô cơ thể người giống như cách chúng hâm nóng thức ăn và ở mức độ cao, vi sóng có thể gây bỏng và đục thủy tinh thể.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một số bằng chứng cho thấy lò vi sóng có khả năng gây đục thủy tinh thể.

“Đứng trước cửa lò vi sóng và nhìn thức ăn xoay đều sẽ làm bạn bị đục thủy tinh thể. Lặp đi lặp lại điều đó sẽ gây hại cho mắt của bạn”- Giáo sự Havas nói.

Thực hư lò vi sóng gây ung thư

Có các tác nhân gây ung thư trong nhiều yếu tố của một bữa ăn từ lò vi sóng.

Thứ nhất, nhiều dụng cụ đựng bằng nhựa thôi nhiễm chất gây ung thư vào thức ăn khi chúng được hâm nóng.

Thứ hai, thức ăn từ lò vi sóng có chứa những chất đặc hiệu hỗ trợ quá trình này, chẳng hạn như BPA, polyethylene terpthalate (PET), benzen, toluen và xylen – tất cả đều có liên quan với ung thư.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ảnh hưởng đến tim

Trong nghiên cứu của mình, GS Havas tìm thấy "bằng chứng không thể chối cãi" rằng tần số vi sóng ảnh hưởng đến tim.

Bà đã theo dõi nhịp tim của những người đứng gần lò vi sóng. Tất cả đều có những thay đổi nhịp tim khi lò được bật.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sự cố cháy lò vi sóng

Theo Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia, có 6.600 vụ hỏa hoạn do lò vi sóng gây ra ở Hoa Kỳ mỗi năm. Nguyên nhân chính gây cháy lò vi sóng là do thời gian làm nóng quá lâu.

Qua điều tra, những người dùng này đều bất cẩn khi sử dụng lò vi sóng như cài đặt thời gian làm nóng vài tiếng đồng hồ rồi bỏ bếp đi làm việc khác mà không đợi, thậm chí quên tắt lò vi sóng. Vì vậy, nhiệt độ trong lò vi sóng ngày càng cao, gây bỏng, nổ.

Không đặt đồ kim loại vào lò vi sóng

Đặc điểm của vi sóng là không thể đi xuyên qua vật dụng bằng kim loại, mà chỉ xuyên qua vật chứa bằng thủy tinh, sành sứ, giấy, plastic... Vì vậy, không được dùng nồi kim loại để nấu nướng trong lò vi sóng. Do thời gian đun nấu ngắn nên các yếu tố dinh dưỡng của thực phẩm được bảo đảm, vitamin cũng ít bị phân hủy.

Như vậy, bản thân lò vi sóng không gây độc, không gây ung thư như lời đồn đại. Nhưng bạn nên lưu ý đến vật dụng chứa thực phẩm vì chúng có thể gây độc. Không nên dùng các đồ pha lê, đồ sứ tráng men vì chúng chứa lượng chì cao.

Các hóa chất từ đồ nhựa, chất hóa dẻo, chống lão hóa, tạo màu... cũng có thể thôi ra và ngấm vào thức ăn khi nấu trong lò vi sóng. Trước khi cho thực phẩm vào lò phải gỡ bỏ các bao bì bằng chất dẻo gói, đựng thức ăn. Ngoài ra, các bát, đĩa có viền kim loại cũng không được cho vào lò vi sóng.

T. Linh (Theo Aboluowang)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/thuc-hu-lo-vi-song-gay-duc-thuy-tinh-the-mac-ung-thu-d188428.html