Thuê và trả lương cho sinh viên, đại học Nhật Bản thúc đẩy phát triển ngành chip nội địa
Nhật Bản đặt mục tiêu phát triển lên tầm quốc tế ngành công nghiệp chip, tập trung đầu tư vào nhân tài của quốc gia bằng phương pháp thuê và trả lương cho sinh viên, nghiên cứu sinh, tốt nghiệp lĩnh vực bán dẫn.
Tại Nhật Bản, lĩnh vực sản xuất bán dẫn đang được thúc đẩy. Ngày 3/2, Đại học Kumamoto thông báo sẽ “thuê” các sinh viên học trong nghiên cứu về chất bán dẫn, nhằm cung cấp nhân sự cao cấp cho ngành công nghiệp chip đang phát triển ở quốc gia này. Theo kế hoạch, sinh viên sẽ được nhà điều hành trường tuyển dụng và nhận lương, không phải lo tìm việc làm thêm ngoài giờ học.
Lần đầu tiên, tiền lương sẽ được trả cho sinh viên khóa học Thạc sĩ trong lĩnh vực bán dẫn. Công ty sản xuất linh kiện bán dẫn theo hợp đồng TSMC sẽ mở rộng sang tỉnh Kumamoto, điều này đã thúc đẩy chính quyền địa phương, ngành công nghiệp và trường Đại học phối hợp cùng nhau đưa ra chiến lược kinh doanh mới, phát triển và củng cố cộng đồng công nghệ bán dẫn khu vực.
Gói đầu tư của TSMC vào tỉnh sẽ mang lại một cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế địa phương; Chính phủ Nhật Bản đang cung cấp khoản trợ cấp lên tới 476 tỉ yên (3,68 tỉ USD) nhằm hỗ trợ phát triển ngành công nghệ chip trong một động thái tương tự như nhiều chính phủ các quốc gia khác, đều cảnh giác với khả năng lặp lại tình trạng đứt đoạn chuỗi cung ứng gần đây trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến này.
Một xưởng đúc chip của TSMC hiện đang được xây dựng tại Kikuyo, tỉnh Kumamoto. Ngày 12/1, Giám đốc điều hành C.C. Wei cho biết công ty sẵn sàng thực hiện kế hoạch xây dựng nhà máy chip thứ 2 tại quốc gia này sau khi hoàn thành và đưa vào sản xuất xưởng đúc chíp Kumamoto, trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ tại Nhật Bản gia tăng tăng lên.
Trường Kumamoto có kế hoạch thuê sinh viên làm trợ lý nghiên cứu với mức lương 1080 yên/giờ hoặc nghiên cứu sinh với mức lương 2.000-3.000 yên/giờ. Thu nhập này cung cấp mức lương hàng năm cho người lao động từ 1,1 triệu đến 1,2 triệu yên - 8,1 nghìn USD Mỹ. Nghiên cứu sinh Tiến sĩ đủ điều kiện nhận mức lương hàng năm là 2 triệu yên. So với mức lương việc làm bán thời gian thông thường của sinh viên, thu nhập này có thể cao hơn và cho phép học viên tập trung cao độ vào nghề nghiệp hơn.
Tổng cộng sẽ có hơn 10 sinh viên mỗi năm dự kiến nhận được các vị trí được trả lương, mức tối đa là 3,5 tỷ yên trong 5 năm kể từ năm tài chính 2023.
Ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản cần phải phát triển
Nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của Nhật Bản, Bộ Giáo dục Nhật Bản ban hành hướng dẫn trong năm 2020, cải thiện phương pháp đối xử với các học giả trẻ, những hướng dẫn này không đề cập cụ thể đến nghiên cứu sinh Thạc sĩ trong lĩnh vực bán dẫn.
Tại Đài Loan, chương trình TAFS (Học bổng & Trợ cấp Đài Loan) là một sáng kiến của Đài Bắc nhằm thúc đẩy nghiên cứu liên quan, liên kết giáo dục và hợp tác lâu dài giữa Đài Loan và cộng đồng toàn cầu. Khoảng 1.200 khoản tài trợ được cung cấp hàng năm cho sinh viên đại học, sau đại học và các nhà nghiên cứu.
Phó Hiệu trưởng Đại học Kumamoto, Kiyoyuki Shimizu, cho biết: “Nhiều nhân viên của TSMC có bằng thạc sĩ, do đó phương pháp đối xử đúng mực với nghiên cứu sinh Thạc sĩ, tạo điều kiện để học viên tập trung vào nghiên cứu và học tập có ý nghĩa quan trọng vì các công ty Nhật Bản cần những nhân tài.”
Cũng có thông báo rằng, trường đại học sẽ thành lập khóa học đại học đầu tiên của Nhật Bản, dành riêng hoàn toàn cho lĩnh vực bán dẫn vào tháng 4/2023. Khoản trợ cấp sẽ được sử dụng để mời nhân sự trong lĩnh vực bán dẫn từ Trung tâm Vi điện Interuniversity, một trung tâm nghiên cứu cao cấp ở Bỉ. Tỉnh Kumamoto hiện đang là địa bàn đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp liên quan đến linh kiện bán dẫn với vai trò các nhà thầu cấp 2 hoặc cấp 3.
Đối phó với nguy cơ “chảy máu chất xám” trong lĩnh vực khoa học của Nhật Bản, kế hoạch đầu tư vào nguồn nhân lực là các chuyên gia là rất quan trọng để duy trì vị thế trên trường quốc tế và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt nhân sự. Mặc dù vị trí dẫn đầu về công nghệ bán dẫn của quốc gia đã phai nhạt đáng kể với vai trò Con hổ châu Á của những năm 1980, nhưng Nhật Bản vẫn là một trung tâm nghiên cứu điện toán và điện tử cao cấp, đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có năng lực xuất sắc với đạo đức làm việc được các nhà sản xuất trên toàn thế giới chào đón.