Thuốc điều trị chứng sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là bệnh không có phương pháp chữa khỏi, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, sẽ giúp bệnh tiến triển chậm và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

1. Điều trị chứng sa sút trí tuệ như thế nào?

Hiện nay có nhiều loại thuốc có tác động đến các triệu chứng khác nhau trong giai đoạn đầu của suy giảm nhận thức nhẹ do sa sút trí tuệ.

- Các chất ức chế cholinesterase như donepezil, rivastigmine, galantamine... có hiệu quả trong cải thiện chức năng nhận thức ở bệnh nhân. Các thuốc này ức chế acetylcholinesterase, làm tăng nồng độ acetylcholine trong não.

- Memantine là một chất đối vận của NMDA (N-methyl-d-aspartate), có thể giúp làm chậm mất chức năng nhận thức ở những bệnh nhân mắc sa sút trí tuệ trung bình và nặng, đồng thời có thể có tác dụng cộng hưởng khi sử dụng cùng với chất ức chế cholinesterase.

Sa sút trí tuệ là bệnh không có phương pháp chữa khỏi, nhưng có thể giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh.

Sa sút trí tuệ là bệnh không có phương pháp chữa khỏi, nhưng có thể giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh.

- Các thuốc điều hòa tuần hoàn não là những chất có thể tác động tới các mạch máu, tăng cường cung lượng tuần hoàn, góp phần cải thiện quá trình oxy hóa ở các mô.

- Thuốc tác động thụ thể ở động mạch nãonhư thuốc hoạt hóa thụ thể adrenalin beta (isoxsuprin, bemethan, nylidrin) hoặc thuốc chẹn thụ thể alpha (hydergin, dihydroergotamin, raubasin, tolazoline, mexisylite, ifenprodil).

- Thuốc chống trầm cảm: Bệnh nhân bị sa sút trí tuệ và có dấu hiệu trầm cảm cần được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, chỉ dùng các thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế chọn lọc trên serotonin.

Trường hợp có rối loạn hành vi, có thể cần chỉ định thuốc chống loạn thần.

Tránh dùng thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm kháng cholinergic. Bởi những loại thuốc này có xu hướng làm trầm trọng thêm sa sút trí tuệ.

Ngoài ra, trong thực hành lâm sàng, tùy trường hợp có thể cân nhắc sử dụng các thuốc tăng tuần hoàn não như: Cinnarizin, vincamin, ginkgo biloba, piracetam, citicholin...

2. Lưu ý trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

Trước hết, cần bảo đảm an toàn cho bệnh nhân bằng cách cung cấp một môi trường thích hợp. Biện pháp này đóng vai trò quan trọng đối với điều trị, cũng như sự hỗ trợ người chăm sóc.

Các biện pháp bao gồm:

- An toàn cho bệnh nhân.

- Phòng ngừa tai nạn, đặc biệt là bệnh nhân dễ bị ngã.

- Quản lý rối loạn hành vi.

- Có thể lắp đặt hệ thống giám sát, phòng ngừa khi bệnh nhân đi lang thang không biết đường về.

- Để bệnh nhân sinh hoạt trong môi trường quen thuộc, thân thiết, quen thuộc.

- Môi trường vui vẻ, tránh các phòng yên tĩnh, tối tăm, riêng biệt.giảm tối đa các kích thích mới.

- Phòng ở, sinh hoạt cần đủ sáng và có các kích thích giác quan như đài, tivi, đèn ngủ để giúp bệnh nhân duy trì định hướng và tập trung sự chú ý.

- Có chế độ tập luyện hằng ngày nhằm giảm tình trạng bồn chồn, cải thiện sự cân bằng. Tập luyện có thể giúp cải thiện giấc ngủ và giúp kiểm soát rối loạn hành vi.

Tăng cường ăn các thực phẩm có lợi cho não.

Tăng cường ăn các thực phẩm có lợi cho não.

3. Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ

Cho đến nay, bệnh sa sút trí tuệ vẫn chưa có liệu pháp nào điều trị khỏi. Tuy nhiên có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp:

- Rèn luyện trí não: Ngay từ khi chưa có dấu hiệu của bệnh, nên thường xuyên tham gia các hoạt động rèn luyện trí não như đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi chữ. Mặc dù không ngăn ngừa được hoàn toàn, nhưng biện pháp này có thể trì hoãn sự khởi phát của sa sút trí tuệ và làm giảm tác động của bệnh.

- Tham gia các hoạt động xã hội: Gồm hoạt động thể chất như tập thể dục tập thể, có nhiều tương tác với xã hội để trao đổi, nói chuyện thật nhiều. Liệu pháp này có thể trì hoãn quá trình khởi phát của chứng sa sút trí tuệ và giảm các triệu chứng của bệnh. Mỗi người nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Mỗi tuần tập thể dục ít nhất 5 ngày và hạn chế ngồi lâu.

- Loại bỏ thuốc lá, bia rượu: Hút thuốc lá, uống rượu/bia có thể làm tăng các bệnh lý ở mạch máu, từ đó tăng nguy cơ mất trí nhớ. Loại bỏ các chất này ra khỏi cuộc sống sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ và cải thiện sức khỏe.

- Bổ sung đủ vitamin: Hàm lượng vitamin D trong máu thấp sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ. Hằng ngày nên có chế độ ăn cung cấp thực phẩm giàu vitamin D như trứng, sữa, hải sản, ánh nắng mặt trời… Các vitamin B, vitamin C cũng hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh này.

Duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Ăn thực phẩm giàu acid béo omega-3 có thể tăng cường sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.

- Giấc ngủ: Ngủ đủ và ngon giấc 7-9 tiếng mỗi đêm để tránh nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ.

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị sa sút trí tuệ | SKĐS

BS. Trần Minh Thiệu

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-chung-sa-sut-tri-tue-169240731101415379.htm