Thuốc nào điều trị đau đầu?

Đau đầu là bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có các lựa chọn thuốc trị đau đầu phù hợp.

1. Các thuốc giảm đau trị đau đầu

1. 1. Thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơnthường là phương pháp điều trị đầu tiên để giảm đau đầu, bao gồm: Acetaminophen, thuốc giảm đau chống viêm NSAID.

Acetaminophen

Tác dụng:Acetaminophen (paracetamol) là thuốc thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau không opioid. Đây là loại thuốc giảm đau phổ biến nhất trong điều trị đau đầu nhẹ đến trung bình.

Tác dụng phụ: Acetaminophen ít có tác dụng phụ, có thể được xem là loại giảm đau an toàn nhất. Tuy nhiên, không nên dùng quá liều và kéo dài, vì thuốc có thể gây tổn thương gan.

Thuốc giảm đau chống viêm NSAID

Tác dụng:Thuốc NSAID giúp giảm đau, giảm viêm, hạ sốt giúp điều trị cơn đau đầu khá hiệu quả. Các thuốc bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen...

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây chảy máu đường tiêu hóa, buồn nôn, đau dạ dày, ù tai, giảm thính lực,

Lưu ý:

- Không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Aspirin có thể gây Hội chứng Reye ở trẻ…

- Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tháng tuổi không được sử dụng ibuprofen.

- Không dùng naproxen cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang cố gắng thụ thai.

Đau đầu là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính.

Đau đầu là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính.

Ngoài ra có thể dùng các thuốc kết hợp để điều trị đau đầu. Các thuốc này có hiệu quả hơn thuốc giảm đau chỉ có một thành phần. Hiện tại, có nhiều loại thuốc kết hợp có thể được bán mà không cần đơn thuốc. Thuốc kết hợp gồm aspirin, acetaminophen (paracetamol, tylenol…) hoặc cả hai thường được kết hợp với caffeine hoặc thuốc an thần.

1.2. Thuốc giảm đau kê đơn

- Nhóm thuốc triptan: Các thuốc nhóm này bao gồm sumatriptan, rizatriptan, naratriptan, zolmitriptan, almotriptan, eletriptan...

Tác dụng: Thuốc nhóm triptan có thể làm giảm hiệu quả cơn đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng từng cơn.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ trên tim mạch, do đó, nên thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, tiền sử nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp không kiểm soát được, rối loạn chức năng gan, thai nghén, cho con bú. Thận trọng khi dùng cùng với thuốc trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI)...

Cần trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị đau đầu phù hợp.

Cần trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị đau đầu phù hợp.

- Thuốc opioid

Tác dụng: Thuốc kê đơn opioid được dùng điều trị chứng đau đầu từ trung bình đến nặng và khi các thuốc giảm đau đầu khác không có tác dụng.

Các thuốc nhóm opioid bao gồm: Oxycodone, codein, tramadol...

Tác dụng phụ: Thuốc có khả năng gây nghiện, do đó cần tuân thủ liều lượng và thời gian dùng thuốc.

2. Thuốc phòng ngừa cơn đau đầu

Có thể cần dùng một số thuốc phòng ngừa trong trường hợp bị đau đầu thường xuyên mà dùng thuốc giảm đau và các liệu pháp khác không thuyên giảm.

2.1. Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Tác dụng: Thuốc chống trầm cảm ba vòng là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để ngăn ngừa chứng đau đầu trong một số trường hợp. Các thuốc thường dùng như amitriptyline và nortriptyline và protriptyline.

Hoặc có thể dùng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) để ngăn ngừa chứng đau đầu như venlafaxine và mirtazapine.

Tác dụng phụ: Những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, buồn ngủ và khô miệng.

2.2. Thuốc giãn cơ

Tác dụng: Thuốc giãn cơ làm giảm căng cơ, nguyên nhân dẫn đến đau đầu. Do đó cũng được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau đầu, thường dùng tizanidine...

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ngủ gà, hạ huyết áp, suy nhược, khô miệng, chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy…

2.3. Thuốc chống co giật

Tác dụng: Thuốc chống co giật có thể giúp ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng. Một số chống co giật được kê đơn để ngăn ngừa đau đầu như gabapentin (Gralise, Horizant, Neurontin) và topiramate (Topamax, Qsymia và các loại khác).

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt...

Lưu ý, thuốc thường mất nhiều thời gian để có tác dụng. Việc dùng thuốc phòng ngừa cơn đau đầu cần được theo dõi chặt chẽ để tránh lạm dụng thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc phòng ngừa.

3. Lưu ý khi dùng thuốc

Để dùng thuốc trị đau đầu hiệu quả, an toàn, tránh các tác dụng phụ, cần tuân thủ:

- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Tuyệt đối tuân thủ chỉ định dùng thuốc, tránh lạm dụng thuốc.

- Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em.

- Trong thời gian dùng thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Phân biệt 3 dạng đau đầu thường gặp.

DS. Hoàng Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-nao-dieu-tri-dau-dau-169240920130127176.htm