Thượng Hải 'yên ắng' khi Mỹ - Trung trực diện gặp mặt
Vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung mới nhất đã bắt đầu tại Thượng Hải vào sáng thứ Ba, khi cả hai bên đang tìm cách hạ thấp kỳ vọng về một kết thúc nhanh chóng cho cuộc chiến thương mại hiện tại.
Phía Mỹ do đại diện thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu còn phía Trung Quốc là Phó Thủ tướng Lưu Hạc. Cuộc hội đàm tại Thượng Hải sẽ là lần đầu tiên Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan đóng vai trò trực tiếp.
Tuy nhiên, có rất ít thông tin về cuộc đàm phán đang diễn ra ở Thượng Hải. Phương tiện truyền thông địa phương vào thứ ba đưa tin ít ỏi, trong khi không có báo cáo hay hình ảnh nào về phái đoàn Mỹ tới thành phố này, mặc dù đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa các đặc phái viên thương mại hàng đầu kể từ khi tiến trình đàm phán sụp đổ vào tháng Năm. Lịch trình của hai bên cũng khá kín đáo.
Theo Bloomberg, phía Trung Quốc sẽ chủ trì một bữa ăn tối tại Fairmont Peace Hotel vào tối thứ Ba.
Tại sảnh của Hotel Hyatt on the Bund - nơi phái đoàn Hoa Kỳ đang ở, không có dấu hiệu nào về việc sẽ có thông báo về các cuộc đàm phán, trong khi an ninh được duy trì nghiêm ngặt bên ngoài khách sạn.
Bầu không khí trầm như vậy có thể là vì Trung Quốc cũng muốn hạn chế sự kì vọng quá cao đối với đối thoại lần này.
Trung Quốc đã cố gắng thu hẹp phạm vi của các cuộc đàm phán trong tuần này để tập trung vào các vấn đề thương mại trực tiếp trong khi đặt các vấn đề cơ cấu dài hạn sang một bên sang ngày tiếp theo.
Dự kiến, việc Trung Quốc nhập khẩu nông sản Mỹ sẽ nằm trong chương trình nghị sự, trong khi Bắc Kinh sẽ thúc giục Mỹ xóa bỏ thuế quan và việc nước này cấm nhập khẩu đối với một số sản phẩm và công ty Trung Quốc.
Arthur Kroeber, một chuyên gia tại công ty tư vấn kinh tế Gavekal Dragonomics, đã nhận định vào thứ Hai rằng các cuộc đàm phán thương mại đang suy yếu. Có hay không việc Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại, và nếu có thì khi nào, cũng đang trở thành một câu hỏi ít nhận được sự quan tâm hơn, ông Kroebe viết. Nếu có một thỏa thuận thì nó chắc chắn sẽ không khôi phục được quan hệ đầu tư và thương mại Mỹ-Trung quay về thời kì sôi động trước đó của họ. Và nếu không có thỏa thuận, dường như cũng sẽ không có nghĩa lí gì hơn việc duy trì mức thuế cao hiện có".