Thượng thư kể chuyện về vị chúa Nguyễn đầu tiên
Cuộc đời, công lao vị chúa Nguyễn đầu tiên đã được Thượng thư Nguyễn Hữu Bài ghi chép lại.
Thái Tổ (Nguyễn Hoàng) là người có công duy nhất trong việc lập quốc, các liệt thánh nối nghiệp công trình của Thái Tổ trong hai trăm năm qua. Nhưng nước nhà trong thời kỳ này giống một ngôi nhà chỉ mới có tường, chưa lợp mái, khung xà đơn sơ và chưa có sơn phết gì. Đó là lý do trời xanh đã để mắt đến người có đức, đã cho sinh ra Hoàng khảo đây, Thế Tổ Cao Hoàng đế.
Thừa hưởng trí thông minh hơn người và chí khí anh hùng, khi còn rất trẻ Hoàng khảo sống trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc và vì vậy Người đã quyết định lên đường cứu nước. Dùng ba mũi tên, Người thề diệt quân thù. Cùng với một đạo quân, Người thề phải chấm dứt sự hỗn loạn này. Khi lá cờ hoa xanh di chuyển về phía nam, số phận của vương triều trong tình thế gần như vô vọng, dù thuận mệnh trời nhưng quân ít không đánh nổi giặc đông. Đau đớn thay, Người luôn luôn phải chiến đấu, đôi khi thắng, đôi lúc bại. Đôi khi giành lại một phần lãnh thổ và đôi khi lại mất gần như ngay lập tức.
Sau khi gửi con mình đi làm con tin ở Phú Lãng Sa, người đã ẩn náu ở Vọng Các (Bangkok); giống như báo đen ẩn trong một bụi cây, hay như rồng thần sống dưới đất vực sâu thăm thẳm. Những người hầu trung thành đi theo Người, tay cầm cương ngựa nhưng không ngừng nghĩ về Đất Trời quê cha đất tổ, luôn hồi tưởng về gò đất của vương quốc nhà Tấn xưa kia. Các phụ lão ngày ngày mong được nhìn thấy quan quân vinh quy trở về [...]. Luôn được tháp tùng bởi một đoàn quân trung bình và đầy phẩm chất cao đẹp, Người đã lên đường trở về quê hương. Người phân phát ân huệ cho quân lính một cách công bằng như người ta đổ rượu xuống sông. Người từng đội đá vá trời, từng gặp cảnh gian lao, trong các bài hát dân gian. Người được nhắc đến trong chiếc áo cừu rách nát, ba quân của Người y phục tả tơi. Trong những thời điểm khó khăn, Người đã bằng lòng ăn ngô độn nhưng vẫn không hề nao núng. Không nghi ngờ gì nữa, đức tính của Người đủ để mọi người cảm nhận, đức hiếu của Người đủ lớn để cảm thông thần thánh, tài văn của Người đủ để dân chúng quy phục và tài võ của Người khiến quân địch hoảng sợ.
Mưu tính của Người cộng thêm lòng thời giúp nên sự việc càng thuận. Sông Tân Bình nước trong vắt trong cả tuần và biển Cần Thơ tuôn nước ngọt vào mỗi sáng. Nhưng những điềm báo về tài năng quân sự của Người không chỉ có vậy, nhờ lòng nhân từ của ba đấng quyền năng Trời, Đất và Con người mà con đường vốn đầy vũng lầy đã trở nên bằng phẳng, và Ngời như rồng đang bay lên từ vực sâu vượt mây mù. Sức mạnh của Người ngày càng lớn mạnh không thể cưỡng lại. Những nơi Người đến, sấm sét nổi lên và cuồng phong ập đến. Phá tan tổ chim cú và diệt hết chim con. Tiêu diệt kẻ thù không đội trời chung. Người đã khôi phục lại ánh sáng cho xứ sở mình và khôi phục toàn thể bờ cõi An Nam.
Từ năm Giáp Ngọ (1774) đến năm Nhâm Tuất (1802), Người đã chiến đấu không mệt mỏi trong 29 năm liên tục. Vương quốc đã được mở rộng về phía Bắc từ Lạng Sơn cho đến Hà Tiên ở phía Nam, mở rộng hai mươi bảy vùng. Sau đó, xây dựng Nhà nước, xưng đế vương, mang lại thái bình, đặt ra lễ nghi, âm nhạc, tòa án, hành chính, tất cả đều được tổ chức. Các quy định, luật pháp, phong tục, mọi thứ đều được quy tắc hóa.
Thỉnh mẹ mình về cung Trường Thọ, Người đã cho thần dân thấy đạo hiếu của mình. Việc giáo hóa vợ con từ trong cung Khôn Nguyên, từ việc nhà đến việc nước. Người đã cử các sứ giả đến các quốc gia phương Tây cũng như phương Bắc (Pháp và Trung Quốc), để tình hữu nghị giữa các dân tộc được duy trì. Người tỏ lòng thương con cháu vua Lê, chúa Trịnh, để việc thờ cúng tổ tiên các vương triều không bị lãng quên.
Chao ôi! Công lao và đức độ của Hoàng khảo hiện rõ, rực rỡ như ánh sáng của mặt trời, mặt trăng không ai có thể che giấu được!
Nguồn Znews: https://znews.vn/thuong-thu-ke-chuyen-ve-vi-chua-nguyen-dau-tien-post1457066.html