Thưởng thức cà phê, pizza tại 'nhà hàng hạnh phúc' của những người tự kỷ

Nhiều thực khách thích thú khi tới 'nhà hàng hạnh phúc' trên phố Mai Anh Tuấn (Hà Nội) thưởng thức cà phê, pizza... được làm từ đôi bàn tay của những người tự kỷ.

Trong căn nhà nhỏ ba tầng trên phố Mai Anh Tuấn (quận Đống Đa, Hà Nội) có một cơ sở kinh doanh đặc biệt được gọi với cái tên thân thương "nhà hàng hạnh phúc". Đây là dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ (Vietnam’s Autism Projects - VAPs) được anh Nguyễn Đức Trung (48 tuổi) sáng lập từ năm 2017.

Trong căn nhà nhỏ ba tầng trên phố Mai Anh Tuấn (quận Đống Đa, Hà Nội) có một cơ sở kinh doanh đặc biệt được gọi với cái tên thân thương "nhà hàng hạnh phúc". Đây là dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ (Vietnam’s Autism Projects - VAPs) được anh Nguyễn Đức Trung (48 tuổi) sáng lập từ năm 2017.

Dự án gồm siêu thị, quán ăn và nhà sách với đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt, nhân viên của dự án là những bạn trẻ không may mắc chứng tự kỷ.

Dự án gồm siêu thị, quán ăn và nhà sách với đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt, nhân viên của dự án là những bạn trẻ không may mắc chứng tự kỷ.

Cửa hàng của công ty VAPs sẽ bắt đầu mở cửa đón khách từ 8h hàng ngày. Mỗi ngày, VAPs chỉ nhận từng nhóm khách nhỏ dưới 10 người, có lịch hẹn trước để bảo đảm phục vụ tốt nhất.

Mặc dù hạn chế về khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội, nhưng những nhân viên ở đây lại rất chuyên nghiệp và chu đáo, luôn tạo được thiện cảm với khách hàng.

Mặc dù hạn chế về khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội, nhưng những nhân viên ở đây lại rất chuyên nghiệp và chu đáo, luôn tạo được thiện cảm với khách hàng.

Nhà hàng hạnh phúc gồm 2 bạn nấu ăn và phục vụ chính.

Nhà hàng hạnh phúc gồm 2 bạn nấu ăn và phục vụ chính.

Trong đó, Hưng là đầu bếp, chuyên làm pizza, salad. Bách là nhân viên phục vụ, sẵn sàng mang tới cho thực khách những món ăn đặc sắc nhất.

Trong đó, Hưng là đầu bếp, chuyên làm pizza, salad. Bách là nhân viên phục vụ, sẵn sàng mang tới cho thực khách những món ăn đặc sắc nhất.

Sau khi nhận đơn đặt hàng từ thực khách, Hưng thuần thục chuẩn bị nguyên liệu để làm ra chiếc pizza có hương vị ngon nhất.

Sau khi nhận đơn đặt hàng từ thực khách, Hưng thuần thục chuẩn bị nguyên liệu để làm ra chiếc pizza có hương vị ngon nhất.

Chiếc bánh pizza được Hưng và Bách trình bày đẹp mắt, ngon miệng.

Chiếc bánh pizza được Hưng và Bách trình bày đẹp mắt, ngon miệng.

Bạn Mai Anh (24 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Tôi chưa từng có cơ hội tiếp xúc với người tự kỷ nên việc được tham gia trải nghiệm tại VAPs giúp tôi hiểu hơn về bệnh tự kỷ. Các dự án kinh tế dành cho người tự kỷ sẽ giúp họ có thêm cơ hội giao lưu, tăng cường khả năng hòa nhập cộng đồng cũng như đóng góp sức mình trong môi trường làm việc bền vững, chuyên nghiệp và sống một cuộc đời ý nghĩa hơn”.

Bạn Mai Anh (24 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Tôi chưa từng có cơ hội tiếp xúc với người tự kỷ nên việc được tham gia trải nghiệm tại VAPs giúp tôi hiểu hơn về bệnh tự kỷ. Các dự án kinh tế dành cho người tự kỷ sẽ giúp họ có thêm cơ hội giao lưu, tăng cường khả năng hòa nhập cộng đồng cũng như đóng góp sức mình trong môi trường làm việc bền vững, chuyên nghiệp và sống một cuộc đời ý nghĩa hơn”.

Sau khi dùng bữa, khách hàng tiếp tục ghé thăm hiệu sách hạnh phúc.

Sau khi dùng bữa, khách hàng tiếp tục ghé thăm hiệu sách hạnh phúc.

Khôi (22 tuổi) và Nguyên (18 tuổi) là những nhân viên giới thiệu, tư vấn cho khách. Khi khách hàng cần giúp đỡ, với nụ cười niềm nở, cả hai đều hỗ trợ vô cùng nhiệt tình, đề xuất những cuốn sách hay và phù hợp với nhu cầu của khách.

Siêu thị mini là trải nghiệm cuối của khách hàng khi đến với nhà hàng.

Siêu thị mini là trải nghiệm cuối của khách hàng khi đến với nhà hàng.

Quản lý siêu thị là anh Tùng (30 tuổi), cũng là nhân viên lớn tuổi nhất tại đây. So với những nhân viên khác, anh Tùng có khả năng giao tiếp tốt nhất nên cũng là người vận hành mọi khâu của siêu thị, từ giới thiệu sản phẩm, tư vấn, tới thanh toán cho khách. Với nụ cười nồng hậu và giọng nói nhẹ nhàng, Tùng luôn tạo được thiện cảm với khách hàng.

Quản lý siêu thị là anh Tùng (30 tuổi), cũng là nhân viên lớn tuổi nhất tại đây. So với những nhân viên khác, anh Tùng có khả năng giao tiếp tốt nhất nên cũng là người vận hành mọi khâu của siêu thị, từ giới thiệu sản phẩm, tư vấn, tới thanh toán cho khách. Với nụ cười nồng hậu và giọng nói nhẹ nhàng, Tùng luôn tạo được thiện cảm với khách hàng.

Hiện công ty có tổng cộng 8 nhân sự. Hầu hết khách hàng sau khi tới đây đều quay trở lại cũng như giới thiệu thêm bạn bè đến trải nghiệm.

Hiện công ty có tổng cộng 8 nhân sự. Hầu hết khách hàng sau khi tới đây đều quay trở lại cũng như giới thiệu thêm bạn bè đến trải nghiệm.

Không chỉ được trải nghiệm các dịch vụ, những vị khách đến với VAPs có cơ hội trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu nhiều hơn về thế giới của những người mắc chứng tự kỷ.

Không chỉ được trải nghiệm các dịch vụ, những vị khách đến với VAPs có cơ hội trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu nhiều hơn về thế giới của những người mắc chứng tự kỷ.

Anh Nguyễn Đức Trung (người sáng lập, Giám đốc điều hành công ty) cho biết, anh cùng các bạn trẻ đã trải qua một chặng đường dài với muôn vàn khó khăn để có được thành quả như hiện nay. "Các bạn tới đây không phải ai cũng phù hợp và làm được ngay những công việc như người bình thường. Có khi phải mất tới vài năm đào tạo để các bạn có thể phục vụ được khách hàng”, anh Trung chia sẻ.

Anh Nguyễn Đức Trung (người sáng lập, Giám đốc điều hành công ty) cho biết, anh cùng các bạn trẻ đã trải qua một chặng đường dài với muôn vàn khó khăn để có được thành quả như hiện nay. "Các bạn tới đây không phải ai cũng phù hợp và làm được ngay những công việc như người bình thường. Có khi phải mất tới vài năm đào tạo để các bạn có thể phục vụ được khách hàng”, anh Trung chia sẻ.

Theo Giám đốc điều hành VAPs, công ty không phải nhận bất kỳ nguồn từ thiện nào. Các nhân viên được hưởng tiền lương theo ngày và dựa vào sức lao động của từng người. Đây chính là mục tiêu của của VAPs, bên cạnh việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về chứng tự kỷ.

Theo Giám đốc điều hành VAPs, công ty không phải nhận bất kỳ nguồn từ thiện nào. Các nhân viên được hưởng tiền lương theo ngày và dựa vào sức lao động của từng người. Đây chính là mục tiêu của của VAPs, bên cạnh việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về chứng tự kỷ.

Anh Trung cho biết, mong ước lớn nhất của anh là các bạn trẻ ở VAPs sẽ thành thạo tất cả các kỹ năng của một nhân sự bình thường và những trưởng dự án là người bình thường sẽ chỉ cần giám sát. Thời gian tới, anh Trung ấp ủ dự định mở rộng chuỗi dịch vụ của công ty, có thể là dịch vụ giặt là hoặc homestay. Đây vừa là cách để giúp người mắc chứng tự kỷ làm chủ cuộc sống, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, quan tâm của xã hội dành cho người tự kỷ.

Anh Trung cho biết, mong ước lớn nhất của anh là các bạn trẻ ở VAPs sẽ thành thạo tất cả các kỹ năng của một nhân sự bình thường và những trưởng dự án là người bình thường sẽ chỉ cần giám sát. Thời gian tới, anh Trung ấp ủ dự định mở rộng chuỗi dịch vụ của công ty, có thể là dịch vụ giặt là hoặc homestay. Đây vừa là cách để giúp người mắc chứng tự kỷ làm chủ cuộc sống, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, quan tâm của xã hội dành cho người tự kỷ.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/thuong-thuc-ca-phe-pizza-tai-nha-hang-hanh-phuc-cua-nhung-nguoi-tu-ky-ar882392.html