Thưởng thức nghệ thuật Hát Bội dịp giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt

Ngày 2/9, tại Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt- Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ giỗ lần thứ 192 của Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt, đến thăm Di tích dịp này, du khách cũng được thưởng thức các vở diễn của Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP.HCM.

Du khách tới tham quan và lễ tại Di tích Lịch sử Văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt

Du khách tới tham quan và lễ tại Di tích Lịch sử Văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt

Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt diễn ra trong 3 ngày từ 02-04/9 (lịch âm là các ngày 30/7, 01/8 và 02/8) tại Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt (số 1 phố Vũ Tùng, quận Bình Thạnh).

Lễ giỗ được tổ chức nhằm nhớ về Đức Thượng công khi làm Tổng trấn Gia Định thành, ông đã thể hiện rõ là một vị quan công minh, thanh liêm, chính trực, luôn quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân. Lễ giỗ được thực hiện theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn. Các nghi thức được cử hành theo phong cách hoàng cung dành cho các vị khai quốc công thần.

Trong ngày đầu giỗ có các hoạt động mời trầu rượu, tặng lộc, lễ xây chầu, đại bội, hát bội. Ngày giỗ chính vào ngày 01/8 âm lịch sẽ có các hoạt động cúng giỗ theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn. Ngày cuối cùng là cúng hậu thường và đón tiếp người dân. Trong dịp này, nhiều đoàn lễ của các địa phương cũng tới Lăng Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt để lễ.

Cũng trong dịp này, du khách đến tham quan Di tích Lăng Lê Văn Duyệt sẽ được thưởng thức nghệ thuật Hát Bội với các vở diễn do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP.HCM biểu diễn.

Nghi lễ "Xây chầu - Đại bội" là một nghi thức mang đậm giá trị truyền thống ở các đình miếu Nam Bộ. Lễ Đại Bội thuận theo đạo trời mà làm, bao gồm 5 lễ chính: Điềm hương, Xang nhật nguyệt; Tam tài; Tứ thiên vương; Đứng cái (Ngũ hành) và 1 lễ phụ Gia quan tấn tước.

Nghi lễ "Xây chầu - Đại bội" là một nghi thức mang đậm giá trị truyền thống ở các đình miếu Nam Bộ. Lễ Đại Bội thuận theo đạo trời mà làm, bao gồm 5 lễ chính: Điềm hương, Xang nhật nguyệt; Tam tài; Tứ thiên vương; Đứng cái (Ngũ hành) và 1 lễ phụ Gia quan tấn tước.

Hát Bội là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của Việt Nam, đặc biệt phổ biến trong các dịp lễ hội, Hát Bội không chỉ mang đến không khí vui tươi mà còn truyền tải những giá trị văn hóa sâu sắc.

Những buổi biểu diễn Hát Bội thường thu hút đông đảo người dân, tạo cơ hội cho mọi người tụ họp, giao lưu và chia sẻ niềm vui. Qua các vở diễn, khán giả sẽ được nghe kể về những truyền thuyết, phong tục tập quán của dân tộc, giúp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa. Những bài hát, điệu múa trong Hát Bội thường phản ánh tình yêu đất nước, con người và cảnh đẹp quê hương.

Đây là dịp để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện lòng thành kính của người dân đối với đất trời, mong cầu một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đây là dịp để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện lòng thành kính của người dân đối với đất trời, mong cầu một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nối tiếp phần nghi lễ Đại Bội là phần Hát chầu, Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP.HCM giới thiệu tới khán giả vở diễn "Lê Công Kỳ án" ca ngợi tinh thần trung quân ái quốc, sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

Vở diễn Lê Công Kỳ án

Vở diễn Lê Công Kỳ án

Vở diễn Lê Công Kỳ án xoay quanh nhân vật lịch sử Tả quân Lê Văn Duyệt, một vị tướng tài ba và đức độ của Triều Nguyễn. Vở diễn khắc họa rõ nét hình ảnh một vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân, vì nước, dám đương đầu với cường quyền để bảo vệ công lý.

Với cốt truyện hấp dẫn và diễn xuất tài tình của các nghệ sĩ nhà hát, vở diễn mang đến cho khán giả những giây phút say mê, chìm đắm trong không gian văn hóa cổ truyền.

Khán giả thưởng thức vở diễn Lê Công Kỳ án

Khán giả thưởng thức vở diễn Lê Công Kỳ án

Trong ngày 3/9, Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP.HCM tiếp tục trình diễn các vở Hát bội tuồng Ngũ Sắc Châu (10 giờ); Hát bội tuồng San Hậu I,II,III (14 giờ); Lễ Tôn Vương - Hồi chầu (19 giờ).

Thùy Linh

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/thuong-thuc-nghe-thuat-hat-boi-dip-gio-ta-quan-le-van-duyet-20240902183858982.htm