Thủy sản Ninh Bình: Đối mặt với nhiều khó khăn do dịch COVID-19

Ngư dân huyện Kim Sơn chuẩn bị dụng cụ nuôi, sẵn sàng chờ giống tôm về. Ảnh: Minh Đường

Giá giảmsâu, khó tiêu thụ

Mặc dù cácmặt hàng thủy sản sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu tiêu thụ nội địa,trong 2 tháng đầu năm chưa bị ảnh hưởngnhiều của dịch bệnh. Tuy nhiên sang đến tháng 3, tháng 4, dịch COVID-19 diễnbiến phức tạp hơn, nước ta thực hiện giãn cách xã hội. Người dân ở trong nhà,các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế suấtgiảm hoặc nghỉ không làm việc, nên sức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tươi sốnggiảm mạnh, giá hầu hết các loại đều xuống thấp. Ngoài ra việc giao thông ngưngtrệ cũng khiến việc vận chuyển các sản phẩm đi tiêu thụ giữa các địa phương gặpkhó khăn.

Tôm là mộttrong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại Kim Sơn, giá tôm hiệnthấp hơn 50-70 nghìn đồng/1kg so với mức trung bình của năm 2019 và rất khótiêu thụ. Cụ thể, đối với tôm thẻ loại 20 con/1kg là 280 nghìn/1kg, loại 40con/1kg là 150 nghìn đồng/1kg và loại 100 con chỉ còn 70 nghìn đồng/1kg. Vơígiá như vậy người nuôi tôm gần như không có lãi.

Bên cạnhcon tôm thương phẩm thì còn giống ngao, hàu cũng đang rất khó khăn trong việctiêu thụ. Thời điểm này, các cơ sở sản xuất giống ngao, hàu trên địa bàn tỉnhđã sản xuất được từ 1-2 đợt, số giống sản xuất được ước đạt 1000 triệu con(trong đó giống ngao 500 triệu con, giống hàu 400 triệu con). Tuy nhiên, do cácvùng sản xuất ngao, hàu thương phẩm ở Quảng Ninh hiện cũng đang không bán đượcnên hạn chế nuôi thêm. Ngoài ra, tình hình giao thông đi lại hạn chế cũng khiếnthương lái không về thu mua được.

Trong lĩnhvực khai thác thủy sản, hiện Ninh Bình có 96 tàu cá hoạt động khai thác trênbiển, giải quyết việc làm cho 400 lao động và hình thức tổ chức sản xuất trênbiển với 2 HTX khai thác hải sản, 9 tổ đội ven bờ. Do ảnh hưởng của dịchCOVID-19 tác động mạnh đến hoạt động khai thác, sản lượng đánh bắt thấp hơn so với năm 2019 do biếnđộng ngư trường, nguồn lợi. Trong khi đó, mặc dù giá dầu giảm mạnh nhưng sảnphẩm khai thác khó tiêu thụ đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của lao độngkhai thác, một số tàu phải cầm cự vay mượn trả lương để giữ lao động.

Không chỉảnh hưởng đến đầu ra của các sản phẩm thủy sản, dịch bệnh COVID-19 còn tác độngkhông nhỏ đến hoạt động đầu nuôi mới của bà con ngư dân. Hiện nay hầu hết ngươìdân đã cải tạo xong ao đầm, chuẩn bị thả giống vụ nuôi năm 2020.

Tuy nhiênnguồn giống thả nuôi ở cả 2 vùng nước ngọt và nước mặn lợ trên địa bàn tỉnh chuyêủ́ nhập từ tỉnh ngoài, nên người dân không thể nhập được do hoạt động giaothương giữa các địa phương bị hạn chế. Chính vì vậy, bà con phải kéo dãn thơìgian thả giống. Đặc biệt nguồn giống tôm sú, tôm thẻ và một số giống đặc hưũkhác đang rất khan hiếm.

Trong khi đó, các vật tư đầu vào cho ngành thủy sảnlại đang có xu hướng tăng. Cụ thể như giá cám công nghiệp tăng trung bình 5-6nghìn đồng/bao 25 kg, chế phẩm sinh học tăng 5-10 nghìn đồng/sản phẩm và khókhăn trong việc vận chuyển từ các nhà máy về địa phương.

Tập trungtháo gỡ

Trước tìnhhình trên, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT đã sớm đề xuất đưa ramột số giải pháp. Trong đó, trước mắt, đối với các đối tượng nuôi thương phẩmcác hộ cần ổn định môi trường ao nuôi, duy trì chế độ chăm sóc, cắt giảm bớtlượng thức ăn. Tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, các nguồn từ phụ phẩm nôngnghiệp sẵn có tại địa phương chế biến và cho ăn theo công thức được các nhàchuyên môn khuyến cáo.

Đối với các cơ sở sản xuất giống hàu: các cơ sở tínhtoán thời gian sản xuất, chú ý theo dõi diễn biến các biện pháp phòng chốngdịch COVID-19, đối với các cơ sở đã sản xuất ra giống cần có biện pháp chuyểnxuống ao nuôi ương dưỡng.

Bên cạnh đó, cũng cần tập trung và phát triển nhanhlĩnh vực chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Chuyển từ sản phẩm tươisống sang các sản phẩm chế biến nhằm mục đích kéo dài thời hạn sự dụng và lưukho, giảm áp lực thu hoạch cho người nuôi. Với lĩnh vực khai thác, Chi cục sẽhướng dẫn ngư dân tìm kiếm hướng tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ổn định.

Về phíangười dân, doanh nghiệp thủy sản, bà còn đề nghị tỉnh, nhà nước có chính sáchhỗ trợ để tái đầu tư sản xuất, vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19 thôngqua việc: được gia hạn nợ, không chuyển thành nợ xấu, không phạt nợ quá hạn,giảm lãi suất; giảm các loại thuế, phí; giảm giá điện sản xuất; hỗ trợ trựctiếp các doanh nghiệp Hợp tác xã khai thác xa bờ để đảm bảo ổn định sản xuất …

Còn về dàihạn, các cấp có thẩm quyền cần tăng cường chỉ đạo, ban hành các cơ chế chínhsách phát triển sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị, khuyến khích doanh nghiệpđầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Tiếp tụcđầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và ương dưỡng giống tập trung theoquy hoạch chung của ngành, từng bước chủ động nguồn giống tại chỗ cung ứng nhucầu phát triển sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/thuy-san-ninh-binh-ioi-mat-voi-nhieu-kho-khan-do-dich-covid19-20200429032113849p2c22.htm