Tiếc nuối hai tàu ngầm to bằng tàu sân bay Nga sắp loại biên

Hai tàu ngầm lớn nhất thế giới lớp Typhoon của Hải quân Nga đã bị loại biên từ năm 2013, tới nay đã nằm im lìm tại cảng chờ được tháo rỡ trước sự tiếc nuối của truyền thông nước ngoài.

Truyền thông Nga vừa cho đăng tải những hình ảnh đầy tiếc nuối về hai tàu ngầm lớn nhất thế giới, một chiếc mang tên Arkhangelsk, chiếc còn lại mang tên Severstal.

Truyền thông Nga vừa cho đăng tải những hình ảnh đầy tiếc nuối về hai tàu ngầm lớn nhất thế giới, một chiếc mang tên Arkhangelsk, chiếc còn lại mang tên Severstal.

Cả hai tàu ngầm này đều được đóng theo lớp đề án 941 Akula - đề án tàu ngầm từng là nỗi ác mộng với hải quân Mỹ và NATO trong quá khứ, khi mà mỗi tàu có độ giãn nước tối đa khi lặn lên tới 48.000 tấn - tương đương với một tàu sân bay cỡ nhỏ hay 4 chiếc tuần dương hạm hạng nặng.

Cả hai tàu ngầm này đều được đóng theo lớp đề án 941 Akula - đề án tàu ngầm từng là nỗi ác mộng với hải quân Mỹ và NATO trong quá khứ, khi mà mỗi tàu có độ giãn nước tối đa khi lặn lên tới 48.000 tấn - tương đương với một tàu sân bay cỡ nhỏ hay 4 chiếc tuần dương hạm hạng nặng.

Cả hai tàu đều đang được đặt tại cảng Severodvinsk, chờ được tháo dỡ. Trước đó cả hai tàu đã bị Hải quân Nga cho loại biên vào năm 2013.

Cả hai tàu đều đang được đặt tại cảng Severodvinsk, chờ được tháo dỡ. Trước đó cả hai tàu đã bị Hải quân Nga cho loại biên vào năm 2013.

Chưa rõ tới thời điểm nào, Nga sẽ bắt đầu tháo dỡ hai tàu ngầm hạt nhân khổng lồ này. Tuy nhiên có thể khẳng định, số phận của các tàu ngầm này đã "an bài", chắc chắn chúng sẽ không có bất cứ cơ hội nào quay lại lực lượng.

Chưa rõ tới thời điểm nào, Nga sẽ bắt đầu tháo dỡ hai tàu ngầm hạt nhân khổng lồ này. Tuy nhiên có thể khẳng định, số phận của các tàu ngầm này đã "an bài", chắc chắn chúng sẽ không có bất cứ cơ hội nào quay lại lực lượng.

Các tàu ngầm lớp Akula hay còn được NATO gọi là Typhoon, bắt đầu được Liên Xô đóng mới từ năm 1976. Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế và sức mạnh quân sự của Liên Xô lên tới đỉnh điểm.

Các tàu ngầm lớp Akula hay còn được NATO gọi là Typhoon, bắt đầu được Liên Xô đóng mới từ năm 1976. Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế và sức mạnh quân sự của Liên Xô lên tới đỉnh điểm.

Tới năm 1989, 6 trên tổng số 7 tàu ngầm lớp Akula đã được Liên Xô đưa vào biên chế, chiếc còn lại chưa bao giờ được hoàn thiện do thiếu kinh phí.

Tới năm 1989, 6 trên tổng số 7 tàu ngầm lớp Akula đã được Liên Xô đưa vào biên chế, chiếc còn lại chưa bao giờ được hoàn thiện do thiếu kinh phí.

Trong số 6 chiếc còn lại, chỉ một chiếc duy nhất tới nay vẫn tiếp tục được hoạt động, những chiếc còn lại đều đã được cho nghỉ hưu, hoặc ít nhất là đã được định đoạt số phận sau khi dừng hoạt động.

Trong số 6 chiếc còn lại, chỉ một chiếc duy nhất tới nay vẫn tiếp tục được hoạt động, những chiếc còn lại đều đã được cho nghỉ hưu, hoặc ít nhất là đã được định đoạt số phận sau khi dừng hoạt động.

Theo truyền thông Nga, chi phí để vận hành một tàu ngầm hạt nhân lớp Akula là quá cao, trong khi tàu ngầm này lại chỉ mang trong mình các công nghệ của thế kỷ cũ, hiệu quả hoạt động không thực sự tốt.

Theo truyền thông Nga, chi phí để vận hành một tàu ngầm hạt nhân lớp Akula là quá cao, trong khi tàu ngầm này lại chỉ mang trong mình các công nghệ của thế kỷ cũ, hiệu quả hoạt động không thực sự tốt.

Sức mạnh của tàu ngầm Akula nằm ở 20 giếng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Tuy nhiên trong các cuộc giao tranh bất đối xứng ở thời điểm hiện tại, việc triển khai tên lửa từ tàu mặt nước hoặc từ máy bay, sẽ đơn giản và rẻ tiền hơn.

Sức mạnh của tàu ngầm Akula nằm ở 20 giếng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Tuy nhiên trong các cuộc giao tranh bất đối xứng ở thời điểm hiện tại, việc triển khai tên lửa từ tàu mặt nước hoặc từ máy bay, sẽ đơn giản và rẻ tiền hơn.

Theo công bố của Hải quân Nga, tàu ngầm Akula có khả năng lặn sâu tối đa 900 mắt dưới lòng đại dương. Nếu con số này là thực, đây sẽ là tàu ngầm quân sự lớn nhất và lặn sâu nhất lịch sử, tới nay vẫn chưa có bất cứ tàu ngầm nào vượt qua được kỷ lục này.

Theo công bố của Hải quân Nga, tàu ngầm Akula có khả năng lặn sâu tối đa 900 mắt dưới lòng đại dương. Nếu con số này là thực, đây sẽ là tàu ngầm quân sự lớn nhất và lặn sâu nhất lịch sử, tới nay vẫn chưa có bất cứ tàu ngầm nào vượt qua được kỷ lục này.

Các tàu ngầm theo đề án 941 được trang bị hai lò phản ứng OK-650 cùng với hai tua-bin khí. Với hệ thống dẫn động 2 trục, tàu ngầm lớn nhất thế giới vẫn di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 22 hải lý/giờ khi nổi, 27 hải lý/giờ khi lặn.

Các tàu ngầm theo đề án 941 được trang bị hai lò phản ứng OK-650 cùng với hai tua-bin khí. Với hệ thống dẫn động 2 trục, tàu ngầm lớn nhất thế giới vẫn di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 22 hải lý/giờ khi nổi, 27 hải lý/giờ khi lặn.

Do là tàu ngầm hạt nhân, thứ duy nhất giới hạn khả năng hoạt động của tàu ngầm này là dự trữ lương thực và nước ngọt. Theo lý thuyết, 160 thành viên thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy trên tàu, sẽ có đủ thực phẩm dự trữ cho hành trình dài 120 ngày. Nguồn ảnh: Damblev.

Do là tàu ngầm hạt nhân, thứ duy nhất giới hạn khả năng hoạt động của tàu ngầm này là dự trữ lương thực và nước ngọt. Theo lý thuyết, 160 thành viên thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy trên tàu, sẽ có đủ thực phẩm dự trữ cho hành trình dài 120 ngày. Nguồn ảnh: Damblev.

Các tàu ngầm lớp Seawolf đắt đỏ của Hải quân Mỹ được mệnh danh là "tàu ngầm không thể chìm". Nguồn: QPVN.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiec-nuoi-hai-tau-ngam-to-bang-tau-san-bay-nga-sap-loai-bien-1568315.html