Tiêm kích F-15JSI nâng cấp bất khả chiến bại với tên lửa AAM-4/B

Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố bắt đầu tích hợp tên lửa không đối không nội địa vào máy bay chiến đấu F-15JSI hiện đại hóa.

Thông tin liên quan về việc tìm kiếm nhà thầu thực hiện các nghiên cứu này đã được Cơ quan Mua sắm Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố .

Chương trình bao gồm việc phát triển phần mềm để tích hợp tên lửa tầm trung AAM-4/B (Type 99) với đầu dẫn radar chủ động, cũng như tên lửa tầm ngắn AAM-5/B (Type 04/B) với hệ thống dẫn đường hồng ngoại.

Việc tích hợp sẽ bao gồm yêu cầu thích ứng với trạm radar AN/APG-82(v)1 thế hệ mới, khi trạm này sẽ thay thế radar AN/APG-63(V)1 trước đây trên máy bay F-15JSI hiện đại hóa.

 Tên lửa không đối không AAM-4/B với hệ thống dẫn đường bằng radar.

Tên lửa không đối không AAM-4/B với hệ thống dẫn đường bằng radar.

AAM-4B của Nhật Bản hiện là loại tên lửa có công nghệ tiên tiến nhất và là đại diện duy nhất trong phân lớp.

Tính năng của chúng là sử dụng thiết bị tìm kiếm với ăng ten mảng pha quét chủ động (AESA).

Nhờ công nghệ này, tên lửa đã cải thiện đáng kể khả năng tìm kiếm, bắt giữ và theo dõi mục tiêu, cung cấp khả năng quét không gian nhanh hơn và chống lại tác chiến điện tử (EW) cũng như các biện pháp đối phó (REP) của đối phương.

 Đầu dò chủ động với radar AESA trên tên lửa AAM-4B.

Đầu dò chủ động với radar AESA trên tên lửa AAM-4B.

Đầu dẫn đường hoạt động trên băng tần Ka và đã chứng tỏ hiệu quả cao trong việc phát hiện mục tiêu trên nền mặt đất. Công nghệ AESA hiện đại hóa cũng được sử dụng trên các tên lửa khác của Nhật Bản như Type 03 Kai và tên lửa phòng không SSM-2.

So với AIM-120 của Mỹ, AAM-4B nặng hơn do có đầu đạn mạnh hơn và bộ phận dẫn đường lớn hơn. Tên lửa nặng 220,4 kg, dài 3.667 mm, đường kính 203 mm và có tầm bay công bố lên tới 120 km.

So với AAM-4/B, tên lửa AAM-5/B trang bị đầu dẫn hồng ngoại sẽ được tích hợp một cách đơn giản hơn, bởi vì việc phóng đạn không yêu cầu kết nối đầy đủ với radar trên tiêm kích.

 Tên lửa dẫn đường hồng ngoại AAM-5/B.

Tên lửa dẫn đường hồng ngoại AAM-5/B.

Ngoài việc tích hợp trực tiếp tên lửa trên máy bay, Cơ quan Mua sắm Bộ Quốc phòng Nhật Bản vào năm 2021 đã ký hợp đồng với Mitsubishi Heavy Industries để cải tiến tên lửa hàng không AAM-4 và AAM-5.

Là một phần của ngân sách năm 2024 và 2025, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng phân bổ 40,12 triệu USD tài trợ để phát triển một tên lửa dẫn đường không đối không thế hệ mới.

Cần lưu ý rằng vào tháng 11 năm 2024, Boeing đã nhận được hợp đồng từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trị giá 129,19 triệu USD như một phần của chương trình F-15JSI (Siêu máy bay đánh chặn Nhật Bản).

Hợp đồng bao gồm những thay đổi về kỹ thuật cho Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, bao gồm tích hợp các hệ thống tên lửa nội địa như Type 99B và Type 04B. Việc nâng cấp hệ thống điện tử cũng được lên kế hoạch, bao gồm cảm biến cảnh báo bức xạ (ERW), thiết bị tác chiến điện tử và khí tài liên lạc hiện đại.

Chương trình JSI bao gồm nâng cấp 68 - 98 máy bay chiến đấu F-15J-MSIP lên cấp độ Advanced Eagle.

Điều này sẽ tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của chúng thông qua việc lắp đặt radar mảng pha chủ động mới, có thể là do Nhật Bản thiết kế, vì vấn đề này đang được coi là một phần của những thay đổi về mặt kỹ thuật.

Ngoài ra, máy bay sẽ nhận được hệ thống AN/ALQ-250 EPAWSS tiên tiến (Hệ thống cảnh báo chủ động - thụ động Eagle) và các thiết bị hiện đại khác.

Mỹ nghiên cứu phát triển tên lửa xung điện từ đặc biệt.

Theo Militarnyi

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/tiem-kich-f-15jsi-nang-cap-bat-kha-chien-bai-voi-ten-lua-aam-4b-post714853.html