Tiêm kích F-16 khi tới Ukraine sẽ phải đối mặt với hỏa lực gì?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu tuyên bố, nếu Ukraine nhận chiến đấu cơ F-16, sẽ bị bắn hạ toàn bộ 20 ngày; liệu lực lượng phòng không, không quân Nga có dễ thực hiện được như tuyên bố của Bộ trưởng Shoygu?

Trước hết, như theo nhịp độ viện trợ quân sự trước đây của các nước phương Tây cho Ukraine, họ thường cung cấp theo từng đợt, chưa bao giờ họ viện trợ cả gói cho Ukraine trong một thời gian ngắn. 61 máy bay chiến đấu F-16 do Phần Lan và Thụy Điển hỗ trợ, sẽ không cung cấp cho Ukraine một lần, mà theo từng đợt; có lẽ mỗi lần chỉ một ít.

Trước hết, như theo nhịp độ viện trợ quân sự trước đây của các nước phương Tây cho Ukraine, họ thường cung cấp theo từng đợt, chưa bao giờ họ viện trợ cả gói cho Ukraine trong một thời gian ngắn. 61 máy bay chiến đấu F-16 do Phần Lan và Thụy Điển hỗ trợ, sẽ không cung cấp cho Ukraine một lần, mà theo từng đợt; có lẽ mỗi lần chỉ một ít.

Trong khi đó, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có hàng nghìn máy bay chiến đấu, trong đó có một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm và khoảng 400 máy bay thế hệ thứ tư; chủ yếu là Su-35 và Su-30.

Trong khi đó, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có hàng nghìn máy bay chiến đấu, trong đó có một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm và khoảng 400 máy bay thế hệ thứ tư; chủ yếu là Su-35 và Su-30.

Là máy bay thế hệ thứ 5, Su-57 có khả năng cơ động cao, hành trình siêu thanh, nhận biết siêu tình huống và có khả năng tàng hình nhất định, trang bị tên lửa không đối không R-37M tầm bắn hơn 300 km và hiệu suất tổng thể của Su-57 vượt xa F-16 do Mỹ sản xuất một thế hệ.

Là máy bay thế hệ thứ 5, Su-57 có khả năng cơ động cao, hành trình siêu thanh, nhận biết siêu tình huống và có khả năng tàng hình nhất định, trang bị tên lửa không đối không R-37M tầm bắn hơn 300 km và hiệu suất tổng thể của Su-57 vượt xa F-16 do Mỹ sản xuất một thế hệ.

Trong khi đó, chiến đấu cơ Su-35 và Su-30 của Nga tuy cùng thế hệ với F-16 của Mỹ, nhưng đều là những chiến đấu cơ thế hệ 4 hàng đầu thế giới và mới sản xuất. Trong đó, Su-35 được xếp loại máy bay thế hệ 4++ và đã bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu của Ukraine.

Trong khi đó, chiến đấu cơ Su-35 và Su-30 của Nga tuy cùng thế hệ với F-16 của Mỹ, nhưng đều là những chiến đấu cơ thế hệ 4 hàng đầu thế giới và mới sản xuất. Trong đó, Su-35 được xếp loại máy bay thế hệ 4++ và đã bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu của Ukraine.

Gần nhất là vào đầu năm nay, một chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Không quân Nga, đã bắn hạ 4 máy bay Ukraine trong vòng 2 giờ; lập kỷ lục không chiến mới của thế giới, chỉ trong một cú xuất kích.

Gần nhất là vào đầu năm nay, một chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Không quân Nga, đã bắn hạ 4 máy bay Ukraine trong vòng 2 giờ; lập kỷ lục không chiến mới của thế giới, chỉ trong một cú xuất kích.

Quân đội Nga không chỉ có lực lượng không quân hùng mạnh mà còn có khả năng phòng không mặt đất xuất sắc. Lực lượng phòng không Nga được trang bị các hệ thống phòng không tầm ngắn, trung bình và tầm xa như S-300, S-350, S-400, S-500, Buk, Toor, Pantsir-S…

Quân đội Nga không chỉ có lực lượng không quân hùng mạnh mà còn có khả năng phòng không mặt đất xuất sắc. Lực lượng phòng không Nga được trang bị các hệ thống phòng không tầm ngắn, trung bình và tầm xa như S-300, S-350, S-400, S-500, Buk, Toor, Pantsir-S…

Trong số vũ khí phòng không trên, hệ thống phòng không S-400 có tên lửa 40N6 có tầm bắn hiệu quả tối đa 340 km; hệ thống có thể theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho 10 tên lửa tiêu diệt mục tiêu cùng lúc.

Trong số vũ khí phòng không trên, hệ thống phòng không S-400 có tên lửa 40N6 có tầm bắn hiệu quả tối đa 340 km; hệ thống có thể theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho 10 tên lửa tiêu diệt mục tiêu cùng lúc.

Ngoài ra, S-400 đồng thời có khả năng đánh chặn tên lửa chiến thuật, tên lửa tầm trung, mục tiêu siêu thanh, máy bay trinh sát và các mục tiêu khác. Trong khi đó, những chiếc F-16 do Phần Lan và Thụy Điển hỗ trợ không có khả năng tàng hình và sẽ phơi mình trước hệ thống phòng không hùng mạnh của Nga.

Ngoài ra, S-400 đồng thời có khả năng đánh chặn tên lửa chiến thuật, tên lửa tầm trung, mục tiêu siêu thanh, máy bay trinh sát và các mục tiêu khác. Trong khi đó, những chiếc F-16 do Phần Lan và Thụy Điển hỗ trợ không có khả năng tàng hình và sẽ phơi mình trước hệ thống phòng không hùng mạnh của Nga.

Đánh giá tổng thể, mặc dù lực lượng hàng không vũ trụ và năng lực phòng không của Nga rất tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là quân đội Nga có thể bắn hạ toàn bộ số F-16 của Ukraine trong vòng 20 ngày, như lời Bộ trưởng Shoigu tuyên bố.

Đánh giá tổng thể, mặc dù lực lượng hàng không vũ trụ và năng lực phòng không của Nga rất tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là quân đội Nga có thể bắn hạ toàn bộ số F-16 của Ukraine trong vòng 20 ngày, như lời Bộ trưởng Shoigu tuyên bố.

Cơ sở để khẳng định điều này là do Ukraine hiện có nhiều hệ thống phòng không do phương Tây viện trợ, được triển khai ở các khu vực hậu phương của Ukraine, bao gồm Patriot do Mỹ sản xuất, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T, Skynet của Đức, Starstreakd do Anh sản xuất, v.v.

Cơ sở để khẳng định điều này là do Ukraine hiện có nhiều hệ thống phòng không do phương Tây viện trợ, được triển khai ở các khu vực hậu phương của Ukraine, bao gồm Patriot do Mỹ sản xuất, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T, Skynet của Đức, Starstreakd do Anh sản xuất, v.v.

Ngoài ra, phòng không Ukraine còn được trang bị một số lượng nhỏ hệ thống phòng không S-300, Buk và S-125. Các hệ thống phòng không này đã thiết lập một mạng lưới phòng không hoàn chỉnh và dày đặc, hạn chế các hành động của Lực lượng không quân và vũ trụ Nga.

Ngoài ra, phòng không Ukraine còn được trang bị một số lượng nhỏ hệ thống phòng không S-300, Buk và S-125. Các hệ thống phòng không này đã thiết lập một mạng lưới phòng không hoàn chỉnh và dày đặc, hạn chế các hành động của Lực lượng không quân và vũ trụ Nga.

Sau khi Không quân Ukraine nhận F-16, họ không mạo hiểm đến mức dùng F-16 đối đầu trực tiếp với Su-57 hay Su-35 của Nga; cũng như không thể trực tiếp bay qua lãnh thổ do quân đội Nga kiểm soát, để ném bom các mục tiêu của Nga; nếu không, sẽ giống như con thiêu thân bay vào ngọn lửa và tự diệt vong.

Sau khi Không quân Ukraine nhận F-16, họ không mạo hiểm đến mức dùng F-16 đối đầu trực tiếp với Su-57 hay Su-35 của Nga; cũng như không thể trực tiếp bay qua lãnh thổ do quân đội Nga kiểm soát, để ném bom các mục tiêu của Nga; nếu không, sẽ giống như con thiêu thân bay vào ngọn lửa và tự diệt vong.

Cách tiếp cận khả dĩ nhất của F-16 Ukraine là hoạt động trong không phận, được hệ thống phòng không của nước này bảo vệ, mang theo tên lửa chống bức xạ và tên lửa không đối đất tầm xa để tấn công các mục tiêu của Nga. Khi lực lượng phòng không của Nga bị chế áp, F-16 mới có thể bay vào lãnh thổ do quân Nga kiểm soát.

Cách tiếp cận khả dĩ nhất của F-16 Ukraine là hoạt động trong không phận, được hệ thống phòng không của nước này bảo vệ, mang theo tên lửa chống bức xạ và tên lửa không đối đất tầm xa để tấn công các mục tiêu của Nga. Khi lực lượng phòng không của Nga bị chế áp, F-16 mới có thể bay vào lãnh thổ do quân Nga kiểm soát.

Nếu Quân đội Nga muốn đạt được mục tiêu bắn hạ toàn bộ F-16 ở Ukraine trong vòng 20 ngày như Bộ trưởng Shoigu tuyên bố, trước tiên họ phải tìm cách đánh bại toàn bộ hệ thống phòng không ở Ukraine và sử dụng Su-57 cùng các hệ thống tên lửa trên bộ để tiến hành các cuộc tấn công phối hợp như Mỹ đã từng làm trong cuộc chiến tại Iraq.

Nếu Quân đội Nga muốn đạt được mục tiêu bắn hạ toàn bộ F-16 ở Ukraine trong vòng 20 ngày như Bộ trưởng Shoigu tuyên bố, trước tiên họ phải tìm cách đánh bại toàn bộ hệ thống phòng không ở Ukraine và sử dụng Su-57 cùng các hệ thống tên lửa trên bộ để tiến hành các cuộc tấn công phối hợp như Mỹ đã từng làm trong cuộc chiến tại Iraq.

Tuy nhiên, nếu Nga loại bỏ được tất cả hệ thống phòng không Ukraine, thì họ đã làm từ lâu. Do viện trợ quân sự liên tục từ phương Tây và khả năng thu thập thông tin tình báo hạn chế của Nga, quân đội Nga thực tế vẫn chưa thể đánh bại toàn bộ hệ thống phòng không Ukraine.

Tuy nhiên, nếu Nga loại bỏ được tất cả hệ thống phòng không Ukraine, thì họ đã làm từ lâu. Do viện trợ quân sự liên tục từ phương Tây và khả năng thu thập thông tin tình báo hạn chế của Nga, quân đội Nga thực tế vẫn chưa thể đánh bại toàn bộ hệ thống phòng không Ukraine.

Tiến Minh (theo Sohu)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-f-16-khi-toi-ukraine-se-phai-doi-mat-voi-hoa-luc-gi-1920307.html