Tiêm kích hạm F/A-18 kém hiệu quả, Mỹ định thay bằng loại nào?

Các chuyên gia hàng đầu của Hải quân Mỹ cảnh báo, hiệu suất hoạt động kém hiệu quả của F/A-18E, làm giảm 77% phạm vi hoạt động của các nhóm tấn công tàu sân bay. Vậy Hải quân Mỹ cần một sự thay thế nào cho Super Hornet?

Đi vào hoạt động từ năm 1999, một thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, máy bay chiến đấu hai động cơ F/A-18E Super Hornet của Boeing, được chế tạo như một biến thể nặng hơn, của máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet ban đầu.

Đi vào hoạt động từ năm 1999, một thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, máy bay chiến đấu hai động cơ F/A-18E Super Hornet của Boeing, được chế tạo như một biến thể nặng hơn, của máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet ban đầu.

F/A-18E Super Hornet gần giống với F-5E có từ thời chiến tranh Việt Nam; F/A-18E sẽ thay thế tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-14 Tomcat hạng nặng trên các tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ.

F/A-18E Super Hornet gần giống với F-5E có từ thời chiến tranh Việt Nam; F/A-18E sẽ thay thế tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-14 Tomcat hạng nặng trên các tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ.

Mặc dù F-14 là loại chiến đấu cơ có nhiều tính năng hiện đại, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, thì tiêm kích F-14 không còn là nhu cầu. Đặc biệt là yêu cầu cầu cao về bảo dưỡng và chi phí hoạt động. Tuy nhiên quyết định rút F-14 ra khỏi biên chế, đã gây nên nhiều tranh cãi đến tận ngày nay.

Mặc dù F-14 là loại chiến đấu cơ có nhiều tính năng hiện đại, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, thì tiêm kích F-14 không còn là nhu cầu. Đặc biệt là yêu cầu cầu cao về bảo dưỡng và chi phí hoạt động. Tuy nhiên quyết định rút F-14 ra khỏi biên chế, đã gây nên nhiều tranh cãi đến tận ngày nay.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, cũng dẫn đến việc hủy bỏ kế hoạch chế tạo một biến thể hoạt động trên tàu sân bay, của máy bay chiến đấu F-22 Raptor. Một lần nữa do nhu cầu về loại máy bay này giảm đi đáng kể, do vai trò của Hải quân trong thời kỳ hậu chiến đã thay đổi.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, cũng dẫn đến việc hủy bỏ kế hoạch chế tạo một biến thể hoạt động trên tàu sân bay, của máy bay chiến đấu F-22 Raptor. Một lần nữa do nhu cầu về loại máy bay này giảm đi đáng kể, do vai trò của Hải quân trong thời kỳ hậu chiến đã thay đổi.

F/A-18E Super Hornet là biến thể được lai tạo giữa vai trò của máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nhẹ F/A-18C và hạng nặng hơn, để hoàn thành vai trò bổ sung cho F/A-18 nhẹ hơn và sau đó là F-35C thế hệ tiếp theo.

F/A-18E Super Hornet là biến thể được lai tạo giữa vai trò của máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nhẹ F/A-18C và hạng nặng hơn, để hoàn thành vai trò bổ sung cho F/A-18 nhẹ hơn và sau đó là F-35C thế hệ tiếp theo.

Bản thân thiết kế của F/A-18E đã bị chỉ trích nhiều hơn so với hầu hết các máy bay chiến đấu khác của Mỹ, và khác xa so với các khung thân máy bay F-14, F-15, F-16 và F-22, những loại máy bay đều mang tính cách mạng trong thời đại của chúng.

Bản thân thiết kế của F/A-18E đã bị chỉ trích nhiều hơn so với hầu hết các máy bay chiến đấu khác của Mỹ, và khác xa so với các khung thân máy bay F-14, F-15, F-16 và F-22, những loại máy bay đều mang tính cách mạng trong thời đại của chúng.

Với việc duy trì tầm bay xa hơn một chút so với F/A-18C ban đầu, chỉ lớn hơn 15% và có tải trọng tên lửa vượt trội hơn một chút, F/A-18E cũng không có gì nổi trội, khi về tốc độ và khả năng cơ động thấp hơn cả phiên bản tiền nhiệm F/A-18C và bị F-14 và các loại máy bay thế hệ thứ tư trên mặt đất bỏ xa.

Với việc duy trì tầm bay xa hơn một chút so với F/A-18C ban đầu, chỉ lớn hơn 15% và có tải trọng tên lửa vượt trội hơn một chút, F/A-18E cũng không có gì nổi trội, khi về tốc độ và khả năng cơ động thấp hơn cả phiên bản tiền nhiệm F/A-18C và bị F-14 và các loại máy bay thế hệ thứ tư trên mặt đất bỏ xa.

Mặc dù F/A-18E Super Hornet ra đời sau F-14 nhiều năm, nhưng thực tế, tính năng của nó không có gì hơn phiên bản F/A-18C/ D Hornet; ngay sau khi ra đời, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cũng từ chối tiếp nhận loại chiến đấu cơ này.

Mặc dù F/A-18E Super Hornet ra đời sau F-14 nhiều năm, nhưng thực tế, tính năng của nó không có gì hơn phiên bản F/A-18C/ D Hornet; ngay sau khi ra đời, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cũng từ chối tiếp nhận loại chiến đấu cơ này.

Mặc dù có những tính năng được coi là thời thượng, như buồng lái đẹp và hiện đại, nhưng F/A-18E chỉ có hiệu suất bằng 36% khả năng (tải trọng/ tầm bay) của F-14. Và đặc biệt là F/A-18E không thể thay thế được F-14 trong việc ngăn chặn những chiếc máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M của Nga mang tên lửa chống hạm.

Mặc dù có những tính năng được coi là thời thượng, như buồng lái đẹp và hiện đại, nhưng F/A-18E chỉ có hiệu suất bằng 36% khả năng (tải trọng/ tầm bay) của F-14. Và đặc biệt là F/A-18E không thể thay thế được F-14 trong việc ngăn chặn những chiếc máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M của Nga mang tên lửa chống hạm.

F/A-18E Super Hornet dù được cải tiến, nhưng chỉ có khả năng mang tải vũ khí bằng 50% của F-14 tới mục tiêu. Có nghĩa là bán kính răn đe của tàu sân bay trang bị F/A-18E giảm xuống còn 50%, nếu so với tàu sân bay trang bị F-14.

F/A-18E Super Hornet dù được cải tiến, nhưng chỉ có khả năng mang tải vũ khí bằng 50% của F-14 tới mục tiêu. Có nghĩa là bán kính răn đe của tàu sân bay trang bị F/A-18E giảm xuống còn 50%, nếu so với tàu sân bay trang bị F-14.

Hải quân Mỹ vẫn đánh giá cao vai trò của F-14 trên tàu sân bay, tính năng của F-14 không chỉ vượt trội so với F-18E, và nếu được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại và radar AESA, sẽ là loại tiêm kích hạm có khả năng nhất về không chiến trong quân đội Mỹ, chỉ đứng sau F-22.

Hải quân Mỹ vẫn đánh giá cao vai trò của F-14 trên tàu sân bay, tính năng của F-14 không chỉ vượt trội so với F-18E, và nếu được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại và radar AESA, sẽ là loại tiêm kích hạm có khả năng nhất về không chiến trong quân đội Mỹ, chỉ đứng sau F-22.

Chưa hết, F-14 cũng sử dụng được vũ khí đánh chặn vượt trội hơn đáng kể so với các loại vũ khí phòng không, vốn có khả năng bảo vệ cao khỏi máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của đối phương trên biển. Tên lửa AIM-54 Phoenix của F-14 có khả năng tấn công đối phương với độ chính xác ở cự ly khoảng 200km.

Chưa hết, F-14 cũng sử dụng được vũ khí đánh chặn vượt trội hơn đáng kể so với các loại vũ khí phòng không, vốn có khả năng bảo vệ cao khỏi máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của đối phương trên biển. Tên lửa AIM-54 Phoenix của F-14 có khả năng tấn công đối phương với độ chính xác ở cự ly khoảng 200km.

Hiện nay, với sự phục hồi hải quân của Nga và sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhiều loại máy bay và tên lửa chống hạm của hải quân hải quốc gia này được hiện đại hóa, có tầm bắn từ 350-400 km, có khả năng đe dọa lớn đối với các nhóm tấn công tàu sân bay của Mỹ.

Hiện nay, với sự phục hồi hải quân của Nga và sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhiều loại máy bay và tên lửa chống hạm của hải quân hải quốc gia này được hiện đại hóa, có tầm bắn từ 350-400 km, có khả năng đe dọa lớn đối với các nhóm tấn công tàu sân bay của Mỹ.

Do vậy Hải quân Mỹ ngày càng có nhu cầu một loại máy bay tương đương với F-14 Tomcat, cho khả năng bảo vệ mà F/A-18E không thể đáp ứng. Với khả năng hiện tại, Hải quân Mỹ khó có thể nhanh chóng phục hồi loại tiêm kích hạm có tính năng tốt như F-14.

Do vậy Hải quân Mỹ ngày càng có nhu cầu một loại máy bay tương đương với F-14 Tomcat, cho khả năng bảo vệ mà F/A-18E không thể đáp ứng. Với khả năng hiện tại, Hải quân Mỹ khó có thể nhanh chóng phục hồi loại tiêm kích hạm có tính năng tốt như F-14.

Với sự phát triển nhanh chóng không lường trước được của chương trình tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, khi được trang bị các loại máy bay chiến đấu, bao gồm các nền tảng chiếm ưu thế trên không J-15 Flying Shark, tiếp tục được hiện đại hóa nhanh chóng với các công nghệ thế hệ tiếp theo.

Với sự phát triển nhanh chóng không lường trước được của chương trình tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, khi được trang bị các loại máy bay chiến đấu, bao gồm các nền tảng chiếm ưu thế trên không J-15 Flying Shark, tiếp tục được hiện đại hóa nhanh chóng với các công nghệ thế hệ tiếp theo.

Những loại chiến đấu cơ của Trung Quốc và Nga chiếm ưu thế trên không, đều có khả năng vượt tính năng của loại tiêm kích hạm chủ lực F/A-18E Super Hornet, càng là nguyên nhân khiến Hải quân Mỹ than thở về việc mất chiếc F-14. Và có khả năng bắt đầu tìm kiếm một thế hệ tiêm kích hạm mới, thay thế F/A-18E. Nguồn ảnh: USAF.

Những loại chiến đấu cơ của Trung Quốc và Nga chiếm ưu thế trên không, đều có khả năng vượt tính năng của loại tiêm kích hạm chủ lực F/A-18E Super Hornet, càng là nguyên nhân khiến Hải quân Mỹ than thở về việc mất chiếc F-14. Và có khả năng bắt đầu tìm kiếm một thế hệ tiêm kích hạm mới, thay thế F/A-18E. Nguồn ảnh: USAF.

Cận cảnh máy bay tiêm kích hạm F/A-18 của Không quân Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay. Nguồn: USnavy.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-ham-fa-18-kem-hieu-qua-my-dinh-thay-bang-loai-nao-1538880.html