Tiêm kích MiG-25 của Algeria nguy hiểm như thế nào?
Không quân Algeria từ lâu đã được đánh giá là sở hữu kho vũ khí tác chiến nguy hiểm bậc nhất ở châu Phi.
Họ sở hữu phi đội máy bay chiến đấu lớn duy nhất của châu Phi, bao gồm các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện đại: Su-30MKA, MiG-29 và Su-24M. Ngoài ra, Algeria cũng sở hữu phi đội máy bay hiện đại bao gồm các biến thể hiện đại hóa của máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-25 Foxbat - là loại máy bay chiến đấu nhanh nhất có thể phục vụ tuyến đầu ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Algeria là khách hàng đầu tiên nhập khẩu MiG-25, Không quân Algeria nhận được lô hàng này khoảng 7 năm sau khi mẫu máy bay này lần đầu tiên được đưa vào hoạt động ở Liên Xô vào năm 1970, và tiếp tục đặt hàng thêm biến thể Foxbat hiện đại hơn với khả năng tương đương các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, cùng lúc cho nghỉ hưu các mẫu cũ hơn.
MiG-25 cho đến nay vẫn là mẫu máy bay Liên Xô mạnh nhất từng được xuất khẩu trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, xét về khả năng không chiến. Nó được triển khai để chống lại máy bay chiến đấu của đối phương ở ít nhất 5 quốc gia với thành tích xuất sắc trong mọi điều kiện chiến đấu, trước đây đã từng là lực lượng tinh nhuệ của phi đội Algeria và là phương tiện duy nhất thách thức ưu thế của các máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle của phương Tây và Israel.
Tiêm kích MiG-25 Foxbat của lực lượng Không quân Algeria (Ảnh: Military Watch Magazine)
MiG-25 không được xuất khẩu rộng rãi do chi phí quá cao, với các biến thể chiến đấu chỉ được bán cho các quốc gia Arab, trong khi các biến thể trinh sát được vận hành với số lượng rất nhỏ bởi Ấn Độ và Bulgaria.
Từ những năm 1990, đã có những dấu hiệu cho thấy MiG-25 sẽ bị cho nghỉ hưu mặc dù nó có hiệu suất đáng nể. Lý do là bởi các loại máy bay chiến đấu mới hơn của Liên Xô và Nga như máy bay đánh chặn Su-27 và MiG-31 có chi phí hoạt động thấp hơn nhiều trong khi hiệu suất lại vượt trội.
Algeria cũng dự kiến sẽ cho nghỉ hưu MiG-25 và sẽ thay thế chúng bằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57. MiG-25 đã được cho ra mắt tại Algeria vào năm 1988 khi nước này đăng cai tổ chức Đại hội của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), thời điểm mà Không quân Israel được cho là đã tiến hành các cuộc không kích để phản đối đại hội. Không quân Algeria đã sử dụng các máy bay MiG-25 để thực thi vùng cấm bay xung quanh khu vực diễn ra đại hội với hai chiếc Foxbats liên tục tuần tra trên không, và khi các máy bay F-15 của Israel tiếp cận không phận Algeria, đã có những cuộc giao tranh và đó là lý do khiến tiêm kích F-15 của Israel phải quay lại.
Không quân Israel trước đó đã chạm trán với những chiếc MiG-25 do Liên Xô vận hành mà họ cho rằng không thể bắn hạ bằng các máy bay chiến đấu F-4 cũ hơn mặc dù đã có nhiều nỗ lực, và thậm chí chiếc F-15 đã rất chật vật khi đọ sức với Foxbat.
Những chiếc MiG-25 của Algeria đang được bảo dưỡng (Ảnh: Military Watch Magazine)
Phi đội MiG-25 của Algeria từng được đưa vào sử dụng và đã được nâng cấp vào những năm 1990 để đạt tiêu chuẩn mới nhất về hệ thống điện tử hàng không và cảm biến. Chi phí vận rất cao cùng với việc công nghệ tên lửa đất-đối-không liên tục được cải thiện khiến cho khả năng MiG-25 bị cho 'nghỉ hưu' là rất lớn.
MiG-25 có thể sẽ mãi mãi giữ danh hiệu máy bay phản lực chiến đấu có người lái nhanh nhất thế giới, mặc dù nó đã bị máy bay không người lái WZ-8 của Trung Quốc vượt mặt, đặc biệt là máy bay siêu thanh đầu tiên trên thế giới với tốc độ ước tính khoảng Mach 6. MiG-25 có tốc độ ước tính vào khoảng Mach 3,2, mặc dù máy bay đã được cải thiện rất nhiều về mặt tốc độ so với thời điểm lần đầu tiên được đưa vào phục vụ.
MiG-25 hiện không có mẫu kế nhiệm, bởi MiG-31 đã bị ngừng sản xuất vào năm 1994 và MiG-31M đã bị chính phủ hậu Xô Viết hủy bỏ. Nga hiện đang phát triển một máy bay đánh chặn thế hệ tiếp theo trong chương trình PAK DP, mà theo một số báo cáo, sẽ nhanh hơn đáng kể so với MiG-25 và có khả năng bay với vận tốc siêu thanh. Algeria có thể là khách hàng tiềm năng của mẫu mới.