Tiêm kích tàng hình Su-59 Checkmate có 'gương mặt cười' giống X-32 Mỹ

Hình ảnh của tiêm kích tàng hình hạng nhẹ Su-59 Checkmate vừa được truyền thông Nga 'hé lộ' cho thấy nó có cửa hút gió rất đặc biệt.

Như đã thông tin trước đó, vào hôm 15/7, Tập đoàn công nghệ nhà nước Nga (Rostec) đã "vô tình" để lộ hình ảnh tiêm kích tàng hình hạng nhẹ Su-59 Checkmate trong tình trạng dỡ bỏ tấm bạt trùm kín bên ngoài.

Đánh giá sơ bộ từ giới chuyên môn cho rằng nhiều công nghệ và chi tiết của chiếc Su-57 đã được áp dụng trên Su-59, tuy nhiên Checkmate vẫn có sự khác biệt rất lớn so với Felon.

Đánh giá sơ bộ từ giới chuyên môn cho rằng nhiều công nghệ và chi tiết của chiếc Su-57 đã được áp dụng trên Su-59, tuy nhiên Checkmate vẫn có sự khác biệt rất lớn so với Felon.

Nếu như ban đầu, khi tấm vải bạt chưa được dỡ bỏ, quan sát đường viền của máy bay nhiều người cho rằng đây là bản sao từ F-35 của Mỹ hoặc J-31 Trung Quốc, nhưng thực tế cửa hút gió trên máy bay khác biệt rất nhiều.

Nếu như ban đầu, khi tấm vải bạt chưa được dỡ bỏ, quan sát đường viền của máy bay nhiều người cho rằng đây là bản sao từ F-35 của Mỹ hoặc J-31 Trung Quốc, nhưng thực tế cửa hút gió trên máy bay khác biệt rất nhiều.

Đáng chú ý là một mô hình Su-59 từng được phát hiện trên bàn làm việc của Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov vào cuối năm 2020, so sánh với hình ảnh hiện tại thì các chuyên gia quân sự đã có cái nhìn khá đầy đủ về Checkmate.

Đáng chú ý là một mô hình Su-59 từng được phát hiện trên bàn làm việc của Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov vào cuối năm 2020, so sánh với hình ảnh hiện tại thì các chuyên gia quân sự đã có cái nhìn khá đầy đủ về Checkmate.

Nhằm mang lại cái nhìn trực quan hơn, truyền thông Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh đồ họa Su-59 đứng bên cạnh Su-57, dễ nhận thấy nét tương đồng ở phần cánh chính, cánh đuôi hay phần mũi và buồng lái.

Nhằm mang lại cái nhìn trực quan hơn, truyền thông Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh đồ họa Su-59 đứng bên cạnh Su-57, dễ nhận thấy nét tương đồng ở phần cánh chính, cánh đuôi hay phần mũi và buồng lái.

Tuy vậy khác biệt lớn nhất lại nằm ở cửa hút gió của động cơ, không phải hai khe riêng biệt nằm ở hai bên mà là một hốc lớn kéo dài xuống phía dưới buồng lái.

Tuy vậy khác biệt lớn nhất lại nằm ở cửa hút gió của động cơ, không phải hai khe riêng biệt nằm ở hai bên mà là một hốc lớn kéo dài xuống phía dưới buồng lái.

Thiết kế này mang đặc trưng của nhiều tiêm kích hạng nhẹ và là phương án ưa thích được nhiều kỹ sư hàng không sử dụng. Đáng chú ý hơn, nó được so sánh với chiến đấu cơ thử nghiệm X-32 của Mỹ

Thiết kế này mang đặc trưng của nhiều tiêm kích hạng nhẹ và là phương án ưa thích được nhiều kỹ sư hàng không sử dụng. Đáng chú ý hơn, nó được so sánh với chiến đấu cơ thử nghiệm X-32 của Mỹ

Cách bố trí cửa hút gió như trên mang lại cho máy bay một bề ngoài rất "vui vẻ", bởi nó tạo cảm giác giống như chiếc phi cơ đang há miệng ra cười, để có cái nhìn rõ hơn, hãy cùng xem lại chiếc X-32.

Cách bố trí cửa hút gió như trên mang lại cho máy bay một bề ngoài rất "vui vẻ", bởi nó tạo cảm giác giống như chiếc phi cơ đang há miệng ra cười, để có cái nhìn rõ hơn, hãy cùng xem lại chiếc X-32.

Tiêm kích tàng hình X-32 là sản phẩm thử nghiệm của Tập đoàn Boeing, được phát triển từ thập niên 1990 nhằm phục vụ dự án tìm kiếm tiêm kích tấn công kết hợp cho Không quân và Hải quân Mỹ.

Tiêm kích tàng hình X-32 là sản phẩm thử nghiệm của Tập đoàn Boeing, được phát triển từ thập niên 1990 nhằm phục vụ dự án tìm kiếm tiêm kích tấn công kết hợp cho Không quân và Hải quân Mỹ.

Ấn tượng đầu tiên và mạnh mẽ nhất về mẫu tiêm kích đặc biệt này chính là cửa hút khí của động cơ trông giống hệt như một cái miệng đang cười.

Ấn tượng đầu tiên và mạnh mẽ nhất về mẫu tiêm kích đặc biệt này chính là cửa hút khí của động cơ trông giống hệt như một cái miệng đang cười.

Thậm chí đã có rất nhiều ảnh chế của dân mạng xung quanh cửa hút không khí đặc biệt ấn tượng của tiêm kích tàng hình X-32.

Thậm chí đã có rất nhiều ảnh chế của dân mạng xung quanh cửa hút không khí đặc biệt ấn tượng của tiêm kích tàng hình X-32.

Đối thủ của X-32 trong chương trình tìm kiếm máy bay tiêm kích tấn công kết hợp - JSF không phải ai khác mà chính là F-35 Lightning II của Lockheed Martin.

Đối thủ của X-32 trong chương trình tìm kiếm máy bay tiêm kích tấn công kết hợp - JSF không phải ai khác mà chính là F-35 Lightning II của Lockheed Martin.

Trong cuộc đua này, F-35 đã giành chiến thắng để trở thành máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ, được xác định sẽ thay thế F-16 và F/A-18 trong tương lai.

Trong cuộc đua này, F-35 đã giành chiến thắng để trở thành máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ, được xác định sẽ thay thế F-16 và F/A-18 trong tương lai.

Thông số cơ bản của chiến đấu cơ thử nghiệm X-32 bao gồm: chiều dài 13,72 m; chiều cao 5,28 m; sải cánh 10,97 m.

Thông số cơ bản của chiến đấu cơ thử nghiệm X-32 bao gồm: chiều dài 13,72 m; chiều cao 5,28 m; sải cánh 10,97 m.

Máy bay được trang bị 1 động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F119, nó cung cấp lực đẩy khô 125 kN và lên tới 191 kN khi bật tăng lực.

Máy bay được trang bị 1 động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F119, nó cung cấp lực đẩy khô 125 kN và lên tới 191 kN khi bật tăng lực.

Động cơ F119 cho phép X-32 đạt tốc độ tối đa 1.931 km/h ở độ cao lớn, tầm bay tác chiến 1.100 - 1.500 km tùy biến thể cho Không quân hay Hải quân Mỹ.

Động cơ F119 cho phép X-32 đạt tốc độ tối đa 1.931 km/h ở độ cao lớn, tầm bay tác chiến 1.100 - 1.500 km tùy biến thể cho Không quân hay Hải quân Mỹ.

Đáp ứng yêu cầu của Quân đội Mỹ về biến thể có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), Boeing đã phát triển phiên bản X-32B với cửa xả phun luồng phản lực ở giữa thân giúp nâng máy bay cất cánh.

Đáp ứng yêu cầu của Quân đội Mỹ về biến thể có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), Boeing đã phát triển phiên bản X-32B với cửa xả phun luồng phản lực ở giữa thân giúp nâng máy bay cất cánh.

Ở biến thể này, cửa hút không khí được làm mới, khác biệt hoàn toàn với mẫu thử nghiệm X-32 đầu tiên.

Ở biến thể này, cửa hút không khí được làm mới, khác biệt hoàn toàn với mẫu thử nghiệm X-32 đầu tiên.

Chiếc X-32 cũng được thiết kế với khoang vũ khí bên trong thân, việc làm này nhằm giảm thiểu diện tích phản xạ radar.

Chiếc X-32 cũng được thiết kế với khoang vũ khí bên trong thân, việc làm này nhằm giảm thiểu diện tích phản xạ radar.

Ngoài tính năng bay, không có thông tin về hệ thống radar, điện tử hàng không tích hợp, bởi dự án đã bị đánh bại bởi F-35 nên dĩ nhiên sau đó X-32 phải tiến thẳng vào bảo tàng.

Ngoài tính năng bay, không có thông tin về hệ thống radar, điện tử hàng không tích hợp, bởi dự án đã bị đánh bại bởi F-35 nên dĩ nhiên sau đó X-32 phải tiến thẳng vào bảo tàng.

Chỉ biết rằng theo nhà thiết kế, X-32 được trang bị khoang vũ khí trong thân có khả năng mang 6 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120, hoặc 2 tên lửa AIM-120 kèm 2 quả bom 900 kg.

Chỉ biết rằng theo nhà thiết kế, X-32 được trang bị khoang vũ khí trong thân có khả năng mang 6 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120, hoặc 2 tên lửa AIM-120 kèm 2 quả bom 900 kg.

Ảnh chụp từ phía trên hướng xuống chiếc X-32 đang bay thử nghiệm cho thấy kiểu dáng kì dị của loại máy bay này, thậm chí nó còn có ngoại hình "béo tròn" hơn cả chiếc F-35 Lightning II.

Ảnh chụp từ phía trên hướng xuống chiếc X-32 đang bay thử nghiệm cho thấy kiểu dáng kì dị của loại máy bay này, thậm chí nó còn có ngoại hình "béo tròn" hơn cả chiếc F-35 Lightning II.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-tiem-kich-tang-hinh-su-59-checkmate-co-guong-mat-cuoi-giong-x-32-my-post473683.antd