Bộ Ngoại giao Mỹ vừa "bật đèn xanh" cho thương vụ bán tên lửa chống tăng Javelin cho Ba Lan. Điều này chắc hẳn làm Nga lo lắng không ít
Được biết thương vụ lần này với 79 bệ phóng và 189 tên lửa Javelin
Với việc sở hữu số lượng lớn tên lửa chống tăng nguy hiểm nhất thế giới này, Ba Lan vốn được biết tới là "tiền đồn chống Nga" của NATO tại châu Âu sẽ khiến Moscow phải ít nhiều lo lắng
Ba Lan luôn tỏ rõ thái độ cứng rắn với Nga, nước này nhiều lần tố cáo Nga gây hấn và cần phải trang bị vũ khí hiện đại để đề phòng
Hồi tháng 1-2020, Ba Lan đã ký một hợp đồng mua 32 máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 của Mỹ với tổng giá trị hợp đồng lên tới 4,6 tỷ USD
Ngoài ra, Chính phủ Ba Lan cũng đã mua 20 hệ thống tên lửa pháo HIMARS cũng như hệ thống phòng thủ chống tên lửa Patriot từ Mỹ như một phần trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của mình
Thương vụ tên lửa chống tăng Javelin là hợp đồng mua bán vũ khí mới nhất với Mỹ, không loại trừ trong tương lai nước này sẽ còn mua nhiều vũ khí hàng đầu từ Mỹ
Javelin là hệ thống tên lửa chống tăng vác vai của Mỹ được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu là xe tăng, thiết giáp hoặc các mục tiêu bay ở tầm thấp
Javelin là loại tên lửa tự dẫn đến mục tiêu. Đây là một trong số ít loại tên lửa diệt tăng hiện đại và tinh vi nhất thế giới
Hệ thống tên lửa này thường dùng để tấn công phần tháp pháo hoặc nóc xe tăng, xe thiết giáp do phần trên của các xe này mỏng hơn
Javelin cũng được sử dụng để bắn thẳng vào các tòa nhà hay các công sự
Tên lửa chống tăng này cũng có thể gắn trên trực thăng hoặc xe bọc thép
Tên lửa đạt đến độ cao lớn nhất là 150m trong kiểu tấn công "đột nóc" và đạt độ cao 50m trong kiểu bắn thẳng
Đầu đạn của tên lửa sử dụng loại nổ lõm
Javelin được sử dụng trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Nó đã chứng minh được hiệu quả cao trong việc phá hủy các xe tăng T-72 và Type 69 của Iraq
Hệ thống tên lửa chống tăng vác vai Javelin có chiều dài ống phóng 1,2m; chiều dài tên lửa 1,1 m; đầu đạn nặng 8.4 kg; tầm bắn từ 75 m đến 2.500 m
Chúng sử dụng công nghệ ảnh hồng ngoại để ngắm bắn
Khả năng xuyên thép của tên lửa chống tăng Javelin >600 mm
Khi bắn xong xạ thủ có thể nhanh chóng di chuyển và tên lửa tự tìm đến mục tiêu, cơ chế bắn - quên này rất hiện đại trong khi các tên lửa diệt tăng của Nga xạ thủ phải hiệu chỉnh cho tới khi tên lửa chạm đích. Điều này gây nguy hiểm cho xạ thủ bởi họ có thể bị đối phương phản kích
Hiện nay tên lửa chống tăng Javelin tiếp tục được triển khai tại Syria khi Mỹ chuyển giao cho lực lượng đồng minh Dân chủ Syria nhằm đối đầu với quân đội chính phủ
Việt Hùng