Đồ lễ để cúng ông Công, ông Táo thường có một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Một số gia đình mua cá chép giấy, tuy nhiên phần lớn đều mua 3 con cá chép đỏ thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ cúng. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Cá chép sống được cho ra chiếc chậu nhỏ, đặt cạnh mâm lễ vật để cúng. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Bà Liên (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) cẩn thận làm đồ lễ cúng ông Công, ông Táo theo mâm cỗ truyền thống. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, bà Liên (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm mâm cỗ cũng để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Nhiều người dân sống gần hồ Hoàn Kiếm đều mang cá chép vào tận đền Ngọc Sơn để thả xuống hồ sau khi cúng ông Công, ông Táo từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sau khi xong lễ, cá chép được đem thả phóng sinh ở ao hồ, sông suối gần nhà với ý nghĩa cá chép hóa rồng, làm phương tiện đưa các Táo trở về thiên đình. Bên cạnh đó, việc phóng sinh cá chép vào ngày này còn thể hiện tấm lòng nhân hậu, đức độ và thiện lương của gia chủ. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)