Tiếp sức cho vùng đất khó

Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh với khoảng 80% số dân là người dân tộc thiểu số, sinh sống trên địa bàn 17 xã, thị trấn. Trong những năm qua, huyện Yên Lập đã phát huy hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, đồng thời huy động nhiều nguồn lực tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi (MN) và thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc...

Song hành với các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2025 từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế trên địa bàn, đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong độ tuổi có việc làm, thu nhập ổn định.

Từ nguồn vốn của Chương trình, xã Mỹ Lung được đầu tư 900m đường GTNT.

Từ nguồn vốn của Chương trình, xã Mỹ Lung được đầu tư 900m đường GTNT.

Từ nguồn vốn của Chương trình, huyện đã đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, xã CT29 xây mới, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; nhân rộng mô hình giảm nghèo; tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở... Qua đó đã hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Năm 2023 Chương trình đã hỗ trợ 50 nhà (thuộc Dự án 1); hỗ trợ chuyển đổi nghề cho trên 300 đối tượng và trên 1.000 đối tượng được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; đầu tư 2 công trình hạ tầng bố trí, sắp xếp ổn định dân cư xã Mỹ Lương, xã Lương Sơn; hoàn thành nghiệm thu 6.434ha rừng hiện có; xây dựng nhà lớp học, nhà ký túc xá, nhà công vụ và các công trình phụ trợ tại các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Trung Sơn A; Trường PTDTBT THCS Trung Sơn.

Tiến độ thực hiện các công trình đã cơ bản hoàn thành, đang hoàn thiện bàn giao đưa vào sử dụng, 1 công trình khởi công mới năm 2024 (nhà công vụ và công trình phụ trợ trường PTDTBT Tiểu học Trung Sơn A)...

Đồng chí Đinh Hải Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc tiếp tục được huyện cụ thể hóa, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và hiệu quả. Đồng bào các dân tộc chung sống hòa thuận, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình”.

Theo đó, đồng bào đã chủ động khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và các chương trình, chính sách phát triển KT-XH của địa phương... góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Nhờ đó, tình hình KT-XH trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng theo hướng đồng bộ khi 100% xóm, tổ dân phố có điện lưới quốc gia; 100% đường đến trung tâm các xã, thị trấn được cứng hóa.

Thu nhập bình quân đầu người dao động từ 33-35 triệu đồng/người/năm. Các công trình phúc lợi khác được cải tạo, làm mới; cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo dục được củng cố và nâng cao, đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy và học tập của học sinh. Cơ sở y tế làm tốt công tác thường trực cấp cứu, chăm sóc bảo vệ, nâng cao sức khỏe Nhân dân. Hiện, 16/17 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Hạ tầng văn hóa được chú trọng đầu tư. Công tác thông tin tuyên truyền được đặc biệt quan tâm. 100% khu dân cư có loa truyền thanh và nhà văn hóa, được phủ sóng điện thoại di động. Văn hóa, thể thao phát triển rộng khắp, chất lượng ngày càng được nâng lên. Hàng năm có 80% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa, 85% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa.

Trường TH Mỹ Lung được đầu tư 1 phòng máy với 20 máy tính, 1 máy chiếu đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy trò nhà trường.

Trường TH Mỹ Lung được đầu tư 1 phòng máy với 20 máy tính, 1 máy chiếu đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy trò nhà trường.

Các di tích, di sản văn hóa được bảo tồn, phát triển gắn với du lịch, tạo nền tảng bền vững cho phát triển giá trị văn hóa truyền thống như nghi lễ cấp sắc người Dao Quần chẹt, Tết nhảy... Các chương trình mục tiêu Quốc gia thể hiện rõ hiệu quả qua số liệu tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng năm, đời sống Nhân dân trong huyện ngày càng ổn định và phát triển.

Qua điều tra, rà soát, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đang có chiều hướng giảm theo từng năm, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Để giảm tỷ lệ giảm nghèo tập trung ở các đối tượng là người DTTS như mục tiêu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội đồng bào DTTS và MN đề ra, huyện Yên Lập tiếp tục triển khai trên cơ sở văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, của tỉnh.

Huyện chủ động rà soát, nghiên cứu kỹ tình hình thực tiễn, lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và giao dự toán phù hợp các chương trình dự án, tiểu dự án: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các công trình đường đến trung tâm, đường liên xã, công trình cầu giao thông kết nối các xã khu vực III, thôn ĐBKK; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống...

Thúy Hằng

Nguồn Phú Thọ: https://baophutho.vn/tiep-suc-cho-vung-dat-kho-217665.htm