TIẾP TỤC CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP QUYẾT LIỆT, HIỆU QUẢ HƠN ĐỂ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, SINH KẾ ỔN ĐỊNH CHO NHÂN DÂN

Đóng góp ý kiến về phát triển kinh tế xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển năm 2024, các thành viên TVQH cho rằng, Chính phủ và các Bộ ngành hữu quan cần có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn để đảm bảo công tác an sinh xã hội, tạo việc làm ổn định, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được tốt hơn trong thời gian tới.

Thực hiện Chương trình Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến kiến trúc kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là các giải pháp hữu hiệu, hiệu quả hơn để tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống, việc làm cho người dân ở những vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh khẳng định: Chính sách trợ giúp xã hội được triển khai thường xuyên cho các đối tượng và bảo trợ xã hội, trợ giúp đột xuất và chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi cơ bản được thực hiện đúng quy định. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội. Một số địa phương cũng chủ động nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng trung bình khoảng 400.000 đồng/người/tháng, cao hơn mức chuẩn quốc gia là 360.000/tháng.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực an sinh xã hội vẫn còn hạn chế, đó là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chậm trình Chính phủ ban hành Nghị định số 42 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, dẫn đến việc chi trả chậm so với Nghị quyết của Quốc hội giao. Về kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm tuy đạt và vượt mục tiêu được giao, song chưa thực sự bền vững và tốc độ giải ngân vốn của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 đạt thấp. Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có chuyên đề giám sát và cũng đã nghe báo cáo nhiều lần.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Về mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng còn thấp, chưa bảo đảm mức sống tối thiểu của đối tượng bảo trợ xã hội và chỉ tương đương với 18% mức chuẩn nghèo khu vực thành thị và 24% chuẩn nghèo khu vực nông thôn. Trong khi nước ta đã là một nước có mức thu nhập trung bình và chưa có giải pháp cụ thể để đạt mục tiêu đến năm 2030 ít nhất 90% số người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có người chăm sóc được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, trợ giúp và quản lý.

Đố với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện các chỉ tiêu của Quốc hội thì ngành Y tế cơ bản đã thực hiện vượt kế hoạch 2/3 chỉ tiêu được giao theo Nghị quyết số 68 của Quốc hội. Đó là tỷ lệ số bác sĩ trên 1 vạn dân và số giường bệnh trên 1 vạn dân. Riêng chỉ tiêu tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế để đạt mục tiêu 93,2% theo Nghị quyết số 68 cũng là một thách thức khá lớn về tính bền vững, chúng ta đạt nhưng tính bền vững còn chưa cao.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, trong năm 2023, Chính phủ đã chủ động đưa ra các giải pháp hoặc trình Quốc hội ban hành các văn bản nhằm giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện công lập trong thanh quyết toán các khoản hỗ trợ chi phí điều trị COVID-19 và đã giải quyết một phần khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đang theo và đã có nhiều giải pháp để giữ chân cán bộ y tế.

Tuy nhiên, vẫn một số tồn tại, hạn chế là tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đầy đủ cho trẻ em vẫn còn thấp và việc lạm dụng trục lợi Quỹ bảo hiểm y tế, kể cả phía người bệnh, ở cơ sở khám chữa bệnh vẫn chưa được kiểm soát toàn diện, đầy đủ và một số việc thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế cũng chưa giải quyết triệt để. Mặc dù Quốc hội, Chính phủ cũng có những văn bản chỉ đạo và năm 2023 vẫn tiếp tục ghi nhận tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế xảy ra ở hầu hết các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Với những ý kiến, băn khoăn như trên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, Chính phủ và các Bộ ngành hữu quan cần có những giải pháp cụ thể, quyết liệt, hiệu quả hơn trong thời gian tới để công tác an sinh xã hội, tạo việc làm ổn định, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được tốt hơn trong thời gian tới.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm.

Đưa ra quan điểm về việc đảm bảo an sinh cho người dân, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, qua giám sát, Hội đồng nhận thấy vẫn còn khoảng cách về mức độ thụ hưởng các chính sách ở những vùng khó khăn. Những chính sách ở các vùng được xây dựng, ban hành triển khai chậm đưa vào thực tiễn, chậm đến người dân chính là tạo ra khoảng cách trong mức độ thụ hưởng chính sách.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, cần phải có sự quan tâm nhiều hơn, ngoài việc phòng ngừa những tiềm ẩn, mầm mống của yếu tố phức tạp về an ninh, trật tự tại các địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Theo đó, trong định hướng xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trọng tâm là vấn đề tạo sinh kế, hỗ trợ đất đai, nhà ở.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề tạo sinh kế, bởi vì không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện để bố trí được đất đai cho người dân trong sản xuất nông nghiệp. Việc tạo sinh kế, tạo ra việc làm mới và thu nhập ổn định sẽ giúp người dân yên tâm ổn định cuộc sống của mình, gắn bó với nơi mình sinh sống hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Kết luận về những nội dung trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định các mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như Chính phủ trình. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ lưu ý ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và thực hiện tốt một số nội dung:

Kiểm soát chặt chẽ lạm phát, có giải pháp ổn định giá cả hàng hóa, đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng dầu. Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức. Có giải pháp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, quan tâm đến y tế, văn hóa, giáo dục; đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng; phòng, chống tội phạm, tham nhũng; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh

Đối với lĩnh vực u tế, giáo dục, văn hóa, trợ cấp xã hội, giảm nghèo đa chiều, y tế dự phòng, y tế cơ sở còn một số vấn đề cần quan tâm. Hiệu lực quản lý nhà nước, năng lực kiến tạo phát triển, kỷ luật, kỷ cương hành chính còn có nội dung cần phải nâng cao, đổi mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành tiếp tục hực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công, trợ cấp cho người yếu thế, người nghèo, phát triển mạnh thị trường lao động, thúc đẩy, tạo việc làm bền vững và sử dụng lao động có hiệu quả. Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Quan tâm phát triển lĩnh vực y tế, y tế cơ sở, y tế dự phòng và tập trung cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc, người dân vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn./.

Bích Lan

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=81084