Tiết lộ mới: Nga tập kích tên lửa sấm sét ở Syria, TG thêm kinh ngạc, Mỹ tức tốc hành động
Tên lửa hành trình Kalibr của Nga liên tiếp được sử dụng ở Syria để tấn công các mục tiêu của khủng bố IS và HTS. Vừa có tiết lộ mới khiến TG thêm một lần kinh ngạc.
Theo Tạp chí "Natsionalniya Oporna" (Phòng thủ quốc gia), tên lửa hành trình Kalibr (3M-14) của Nga phóng đi từ biển Caspian ngày 07/10/2015 đã khiến cả thế giới sững sờ trước lần đầu tiên ra mắt hoành tráng.
Những mục tiêu bị tên lửa hành trình Kalibr hủy diệt gồm các điểm tập trung quân, trung tâm chỉ huy, các kho vũ khí và nhiên liệu cùng nhiều căn cứ huấn luyện của khủng bố tại 3 tỉnh Raqqa, Idlib và Aleppo ở Syria.
"Thanh kiếm" biển Caspian
Trong chiến dịch mang tên "Thanh kiếm biển Caspian" của Nga, các tàu khinh hạm tên lửa Dagestan lớp Gepard cùng các tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M gồm Grad Sviyajesk, Uglich và Veliky Ustyug đã phóng tổng cộng 26 quả tên lửa hành trình Kalibr tối tấn vào nhiều vị trí của phiến quân khủng bố ở Syria.
Tiếp đó, vào ngày 20/11/2015, các chiến hạm của chi hạm đội biển Caspian Nga tiếp tục thực hiện một đòn tập kích hỏa lực sấm sét khác khi phóng ít nhất 18 quả tên lửa hành trình Kalibr.
"Các tên lửa hành trình Kalibr buộc phải vượt qua những khu vực địa hình đồi núi và rừng rậm. Trong hành trình bay, chúng đã phải cơ động tới 147 lần để tới được mục tiêu và hủy diệt một cách chính xác. Đánh giá kết quả cho thấy toàn bộ tên lửa đã đánh trúng mục tiêu đã định với xác suất hoàn hảo", tờ Tạp chí tiết lộ thông tin hoàn toàn mới.
"Sai số vòng tròn tâm mục tiêu lệnh không quá 3m. Đây là chỉ số lý tưởng", nhận định của Tạp chí Natsionalniya Oporna thêm một lần nữa khiến thế giới kinh ngạc.
Đồng thời tờ Tạp chí cũng chỉ ra rằng tên lửa hành trình Kalibr là một tổ hợp đa năng, không chỉ diệt mục tiêu mặt đất mà còn là mối đe dọa cực nghiêm trọng với các mục tiêu mặt nước ở cự ly tới 350km.
Chẳng hạn như vào ngày 09/01/2020. tên lửa hành trình Kalibr phóng đi từ tàu ngầm Kilo-636 mang tên Kolbino và tàu hộ vệ tên lửa mang tên Orekhovo-Zwevo đã khai hỏa trúng mục tiêu đã định.
Màn ra mắt chấn động toàn thế giới, Mỹ lo sợ, tức tốc hành động
Còn nhớ, năm 2015, để yểm trợ cho quân đội Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, 3 tàu hộ vệ tên lửa Grad Sviyazhsk, Velikiy Ustyug, Uglich và khinh hạm Dagestan thuộc biên chế Chi hạm đội phóng hàng loạt tên lửa hành trình Kalibr từ biển Caspian vào các mục tiêu của lực lượng khủng bố ở Syria.
Chi hạm đội đã phóng 26 tên lửa hành trình Kalibr, phá hủy 11 mục tiêu chiến lược, gây chấn động toàn thế giới, phá vỡ vị thế độc tôn của tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ chế tạo và sử dụng. Tên lửa hành trình Kalibr có thể bay với tốc độ siêu thanh trên độ cao từ 50 đến 150 mét, tầm bắn hơn 2.000 km.
Trước đó, ít người nghĩ Nga lại âm thầm phát triển thành công và sở hữu trong tay một loại tên lửa hành trình uy lực đến như vậy. Cả thế giới, đặc biệt là tình báo Mỹ và phương Tây lúc này mới ngã ngửa ra rằng Nga đã có bước đột phá không ngờ về khả năng tấn công mặt đất ở cự ly xa tới hơn 2.000km.
Màn ra mắt hoành tráng và ấn tượng của tên lửa hành trình Kalibr Nga đã khiến Mỹ phải tức tốc nghiên cứu cải tiến tên lửa hành trình Tomahawk và phát triển những dòng tên lửa mới.
Nhưng thật không may, những tên lửa "mới, đẹp và thông minh" của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng hàng loạt tên lửa hành trình của 2 đồng minh Anh-Pháp đã "sấp mặt" trước lưới lửa phòng không dày đặc, đa lớp và đầy uy lực của Syria trong cuộc đối đầu nảy lửa vào tháng 4/2018.
Có tới quá nửa trong số tổng cộng 103 tên lửa Mỹ-Anh-Pháp đã bị phòng không Syria bắn hạ. Thâm chí có nhiều quả mất phương hướng rơi xuống đất trong tình trang gần như còn nguyên vẹn. Quân đội Syria đã thu giữ và chuyển giao cho Nga nhằm nghiên cứu những bí mật quân sự mà Mỹ từ lâu muốn giấu kín.
Lo sợ trước uy lực khủng khiếp của tên lửa hành trình Kalibr Nga, tháng 2/2019, Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với hãng chế tạo Northrop Grumman về việc nâng cấp và sửa đổi tên lửa giả lập mục tiêu GQM-163A Coyote mô phỏng đúng theo các tham số thường thấy của các tên lửa Nga.
Theo đó, phiên bản nâng cấp của tên lửa GQM-163A Coyote được tích hợp hệ thống phản xạ lưỡng cực tạo ra tín hiệu tương đồng với tên lửa hành trình Kalibr, đặc biệt là ở giai đoạn cuối hành trình bay bám mặt biển để giảm khả năng bị đánh chặn cũng như nâng cao hiệu quả tiêu diệt mục tiêu.
Giới chuyên gia quân sự đánh giá, việc Mỹ cố gắng giả lập tên lửa Kalibr sử dụng trong các cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng đối phó với các dòng tên lửa siêu âm thế hệ mới của Nga. Tuy nhiên, do yêu cầu bảo mật, hầu hết các thử nghiệm dạng này rất ít khi được công bố công khai.