Tiết lộ thú vị: Vì sao chùa Việt còn được gọi là 'già lam'?

'Già lam' là tên gọi tắt của 'Tăng già lam ma' - phiên âm Hán Việt của từ tiếng Phạn 'Sangharama'. Trong từ này, 'Sangha' hay 'Tăng già' là một nhóm tăng nhân đi hoằng pháp...

Trên các phương tiện truyền thông và các tài liệu Phật giáo ở Việt Nam, đôi khi người ta thấy các ngôi chùa Phật giáo còn được gọi là “ngôi già lam”. Vậy thuật ngữ “ già lam” nghĩa là gì? Ảnh: Chùa Trấn Quốc ở Hà Nội.

Trên các phương tiện truyền thông và các tài liệu Phật giáo ở Việt Nam, đôi khi người ta thấy các ngôi chùa Phật giáo còn được gọi là “ngôi già lam”. Vậy thuật ngữ “ già lam” nghĩa là gì? Ảnh: Chùa Trấn Quốc ở Hà Nội.

Theo TS Tạ Đức Tú (ĐH Cần Thơ), “già lam” là tên gọi tắt của “Tăng già lam ma” - phiên âm Hán Việt của từ tiếng Phạn “Sangharama”. Trong từ này, “Sangha” hay “Tăng già” là một nhóm tăng nhân đi hoằng pháp, thường từ bốn người trở lên. Ảnh: Chùa Dâu ở Bắc Ninh.

Theo TS Tạ Đức Tú (ĐH Cần Thơ), “già lam” là tên gọi tắt của “Tăng già lam ma” - phiên âm Hán Việt của từ tiếng Phạn “Sangharama”. Trong từ này, “Sangha” hay “Tăng già” là một nhóm tăng nhân đi hoằng pháp, thường từ bốn người trở lên. Ảnh: Chùa Dâu ở Bắc Ninh.

“Sangharama” là nơi ở và tu hành của các tăng nhân, là nơi nơi tăng đoàn, cộng đồng tu viện Phật giáo cư ngụ, thường bao gồm cả khu vườn hoặc khu rừng bao quanh. Như vậy, “Sangharama” tương đương với chùa hoặc tu viện Phật giáo. Ảnh: Chùa Keo ở Thái Bình.

“Sangharama” là nơi ở và tu hành của các tăng nhân, là nơi nơi tăng đoàn, cộng đồng tu viện Phật giáo cư ngụ, thường bao gồm cả khu vườn hoặc khu rừng bao quanh. Như vậy, “Sangharama” tương đương với chùa hoặc tu viện Phật giáo. Ảnh: Chùa Keo ở Thái Bình.

Nhưng theo tài liệu bằng chữ Hán “An Nam phong tục sách” của Tuần phủ Hà Nam - hiệp biện đại học sĩ Mai Viên Đoàn Triển (1854-1919) thì “già lam” chỉ là chùa nhỏ, không phải là một ngôi chùa hoàn chỉnh, đầy đủ chức năng. Ảnh: Chùa Vĩnh Khánh ở Vĩnh Phúc.

Nhưng theo tài liệu bằng chữ Hán “An Nam phong tục sách” của Tuần phủ Hà Nam - hiệp biện đại học sĩ Mai Viên Đoàn Triển (1854-1919) thì “già lam” chỉ là chùa nhỏ, không phải là một ngôi chùa hoàn chỉnh, đầy đủ chức năng. Ảnh: Chùa Vĩnh Khánh ở Vĩnh Phúc.

Tài liệu này có đoạn: “Tự dĩ Phụng phật, xã dân giai hữu chi (…). Hữu chung lâu, hữu cổ lâu, quy chế đa hữu hậu viện vi Tăng ni trụ trì sở. Sóc vọng hiến cung niệm Phật tụng kinh. Diệc hữu Tiểu tự, vô Tăng ni, hữu Thủ tự nhất nhân, hương hoa đăng cung lễ, vị chi già lam”. Ảnh: Chùa Thiên Mụ ở Huế.

Tài liệu này có đoạn: “Tự dĩ Phụng phật, xã dân giai hữu chi (…). Hữu chung lâu, hữu cổ lâu, quy chế đa hữu hậu viện vi Tăng ni trụ trì sở. Sóc vọng hiến cung niệm Phật tụng kinh. Diệc hữu Tiểu tự, vô Tăng ni, hữu Thủ tự nhất nhân, hương hoa đăng cung lễ, vị chi già lam”. Ảnh: Chùa Thiên Mụ ở Huế.

Dịch nghĩa: “Chùa để thờ Phật, xã dân nào cũng có (…). Có lầu chuông, có lầu trống, quy chế nhiều hơn đình, miếu; có tăng ni và tháp mộ, có hậu viện làm nơi ở cho trụ trì và tăng ni...". Ảnh: Chùa Thập Tháp ở Bình Định.

Dịch nghĩa: “Chùa để thờ Phật, xã dân nào cũng có (…). Có lầu chuông, có lầu trống, quy chế nhiều hơn đình, miếu; có tăng ni và tháp mộ, có hậu viện làm nơi ở cho trụ trì và tăng ni...". Ảnh: Chùa Thập Tháp ở Bình Định.

"...Ngày rằm mùng một cúng hoa quả và niệm Phật tụng kinh. Cũng có chùa nhỏ, không có tăng ni, có một người giữ chùa để dâng hương, thắp đèn lễ cúng, gọi là già lam". Ảnh: Chùa Linh Sơn ở Đà Lạt.

"...Ngày rằm mùng một cúng hoa quả và niệm Phật tụng kinh. Cũng có chùa nhỏ, không có tăng ni, có một người giữ chùa để dâng hương, thắp đèn lễ cúng, gọi là già lam". Ảnh: Chùa Linh Sơn ở Đà Lạt.

Theo ý kiến có từ cách đây hơn một thế kỷ ở trên thì già lam không có quy mô tổ chức và kiến trúc như chùa, không có sư sãi mà chỉ có thủ từ (ông tự). Nhưng ngày nay từ “già lam” thường được dùng để chỉ chùa chiền nói chung, kể cả những chùa lớn. Ảnh: Chùa Vĩnh Nghiêm ở TP HCM.

Theo ý kiến có từ cách đây hơn một thế kỷ ở trên thì già lam không có quy mô tổ chức và kiến trúc như chùa, không có sư sãi mà chỉ có thủ từ (ông tự). Nhưng ngày nay từ “già lam” thường được dùng để chỉ chùa chiền nói chung, kể cả những chùa lớn. Ảnh: Chùa Vĩnh Nghiêm ở TP HCM.

Ngoài từ “già lam”, các tài liệu Phật giáo Việt Nam còn dùng nhiều từ khác để chỉ ngôi chùa, như: Phật sát, Phật điện, Phật đường, Phật khám, Phật sát, Phật tự, Tăng phòng, Tăng viện, Tăng xá, Thiền già, Thiền trai, Thiền xá, Tự môn, Tự quán, Tự viện… Ảnh: Chùa Âng ở Trà Vinh.

Ngoài từ “già lam”, các tài liệu Phật giáo Việt Nam còn dùng nhiều từ khác để chỉ ngôi chùa, như: Phật sát, Phật điện, Phật đường, Phật khám, Phật sát, Phật tự, Tăng phòng, Tăng viện, Tăng xá, Thiền già, Thiền trai, Thiền xá, Tự môn, Tự quán, Tự viện… Ảnh: Chùa Âng ở Trà Vinh.

Các thuật ngữ này phát sinh là do việc sử dụng lâu dài, thường xuyên chữ Nho, đặc biệt là qua quá trình tiếp thu, học hỏi đạo Phật từ các văn bản Phật giáo cổ xưa bằng chữ Nho - loại chữ gắn liền với nền học thuật cổ xưa của người Việt. Ảnh: Chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang.

Các thuật ngữ này phát sinh là do việc sử dụng lâu dài, thường xuyên chữ Nho, đặc biệt là qua quá trình tiếp thu, học hỏi đạo Phật từ các văn bản Phật giáo cổ xưa bằng chữ Nho - loại chữ gắn liền với nền học thuật cổ xưa của người Việt. Ảnh: Chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang.

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tiet-lo-thu-vi-vi-sao-chua-viet-con-duoc-goi-la-gia-lam-2016004.html