Tiêu điểm: Những dấu hỏi lớn đặt ra nửa nhiệm kỳ
Hôm 19/9, một sự kiện quan trọng được mong đợi thường niên là Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 đã thành công tốt đẹp. Mời quý vị và các bạn cùng điểm lại những kết quả quan trọng của Diễn đàn.
Đã có khoảng 450 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong và ngoài nước, đại diện doanh nghiệp đã có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tham dự Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, cùng 1.000 giảng viên, sinh viên ở các điểm cầu trực tuyến và gần 1,5 triệu lượt người theo dõi trên các nền tảng số. Với 7 báo cáo tham luận giá trị của các diễn giả trong và ngoài nước, 2 Phiên tọa đàm chuyên đề và 1 Phiên tọa đàm toàn thể cùng hàng chục bài viết đóng góp của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu.
Thông qua diễn đàn, bức tranh kinh tế xã hội nửa nhiệm kỳ với những thành tựu, khó khăn, thách thức và cả cơ hội đã hiện lên rõ nét. Một nhiệm kỳ đặc biệt, 5 năm - thì có một nửa thời gian, mọi hoạt động tập trung vừa phòng chống dịch vừa khôi phục kinh tế. Những kết quả phát triển kinh tế-xã hội cả nước đạt được trong nửa nhiệm kỳ vừa qua là rất đáng ghi nhận Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch, nhất là hậu đại dịch đến nay chưa thể đánh giá hết được, đang tạo ra những thách thức lớn cho nền kinh tế trong nửa nhiệm kỳ còn lại.
Từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay...
Những thách thức chưa có tiền lệ, vượt qua mọi dự đoán
Đại dịch COVID-19 gây ra những hậu quả nặng nề..
Đối mặt với nhiều thách thức khó lường, nền kinh tế Việt Nam đã kiên cường vượt qua nửa nhiệm kỳ “sóng gió” – thực hiện thành công mục tiêu kép - vừa chống dịch Covid-19 vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức…. .
Tổng cầu của kinh tế thế giới vẫn suy yếu với khả năng phục hồi mong manh. Lạm phát, lãi suất cao, xung đột Nga - Ucraina tiềm ẩn nhiều rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ, năng lượng, lương thực thế giới.
Thuế tối thiểu toàn cầu tạo ra những khó khăn mới trong cạnh tranh thu hút vốn ngoại.
Thuế Carbon của EU dựng thêm rào cản mới cho một số ngành hàng xuất khẩu.
Biến đổi khí hậu vẫn khó lường.
8 tháng đầu năm, xuất khẩu giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu giảm 16,2%.
8 tháng, 124,7nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường , tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
8 tháng, tín dụng mới tăng 5,3%, chỉ hơn 1 phần 3 kế hoạch cả năm. Doanh nghiệp không thể vay được vốn, hoặc không còn đủ sức khỏe để hấp thụ vốn.
Những thách thức nội tại của nền kinh tế lâu nay đang dần bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh khó khăn.
Tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế, xử lý các ngân hàng yếu kém, cải thiện năng suất lao động vẫn rất chậm
Đầu tư công vẫn còn xa mục tiêu. 8 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt gần 42% kế hoạch.
Đầu tư của khối tư nhân chỉ tăng trưởng 2,4% trong 6 tháng, rất thấp so với mức tăng bình quân 8-10%.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản vẫn trầm lắng.
Sau rất nhiều kiến nghị khẩn thiết từ doanh nghiệp, thể chế cho các mô hình kinh doanh mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng vẫn chưa được ban hành.
Sự trì trệ, né tránh trách nhiệm của một bộ phận cơ quan công quyền tiếp tục gây suy giảm niềm tin của người dân.
Trong bối cảnh nhiều thách thức này, hơn 450 đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 đã cùng tập trung thảo luận, giải đáp 03 câu hỏi lớn được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ra:
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!