Tiểu hành tinh khổng lồ sắp bay sát Trái đất: Thảm họa có xảy ra?

Một tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn cả tòa nhà cao nhất thế giới sắp bay đến gần Trái đất, dự kiến vào ngày 9/5 tới đây.

Dữ liệu của NASA cho thấy một tiểu hành tinh mang tên 467460 (2006 JF42) sẽ bay gần Trái Đất nhất vào 8h13 ngày 10/5 theo giờ Hà Nội, di chuyển ở tốc độ khoảng 40.716 km/h.

Dữ liệu của NASA cho thấy một tiểu hành tinh mang tên 467460 (2006 JF42) sẽ bay gần Trái Đất nhất vào 8h13 ngày 10/5 theo giờ Hà Nội, di chuyển ở tốc độ khoảng 40.716 km/h.

Vật thể này có đường kính 370 – 840 m, lớn hơn chiều cao của tòa nhà cao nhất thế giới - Burj Khalifa cao (838 m) tại Dubai.

Vật thể này có đường kính 370 – 840 m, lớn hơn chiều cao của tòa nhà cao nhất thế giới - Burj Khalifa cao (838 m) tại Dubai.

Ở điểm gần hành tinh của chúng ta nhất, tiểu hành tinh 2006 JF42 vẫn bay xa hơn 5,6 triệu km, gấp hơn 10 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) gọi đây là “vật thể gần Trái đất”.

Ở điểm gần hành tinh của chúng ta nhất, tiểu hành tinh 2006 JF42 vẫn bay xa hơn 5,6 triệu km, gấp hơn 10 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) gọi đây là “vật thể gần Trái đất”.

Dù không xảy ra va chạm, tiểu hành tinh 2006 JF42 vẫn được xếp vào danh mục tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm (PHA), do khả năng bay tới gần Trái Đất.

Dù không xảy ra va chạm, tiểu hành tinh 2006 JF42 vẫn được xếp vào danh mục tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm (PHA), do khả năng bay tới gần Trái Đất.

Các tiểu hành tinh không nằm trong nhóm PHA là những thiên thể không thể đến gần Trái đất trong phạm vi 7,5 triệu km và đường kính nhỏ hơn 150 m.

Các tiểu hành tinh không nằm trong nhóm PHA là những thiên thể không thể đến gần Trái đất trong phạm vi 7,5 triệu km và đường kính nhỏ hơn 150 m.

Tiểu hành tinh này thường xuyên bay qua Trái Đất do quay quanh Mặt Trời. Đôi khi nó bay qua Trái đất ở khoảng cách gần hơn so với các tiểu hành tinh khác.

Tiểu hành tinh này thường xuyên bay qua Trái Đất do quay quanh Mặt Trời. Đôi khi nó bay qua Trái đất ở khoảng cách gần hơn so với các tiểu hành tinh khác.

Điển hình như vào ngày 5/5/2033, 2006 JF43 sẽ bay qua Trái đất với khoảng cách 3,4 triệu km.

Điển hình như vào ngày 5/5/2033, 2006 JF43 sẽ bay qua Trái đất với khoảng cách 3,4 triệu km.

Tiểu hành tinh bay qua phía Trái Đất với nhiều khoảng cách và kích thước. CNEOS ước tính khoảng 100 tấn bụi vũ trụ rơi xuống bề mặt Trái Đất mỗi ngày.

Tiểu hành tinh bay qua phía Trái Đất với nhiều khoảng cách và kích thước. CNEOS ước tính khoảng 100 tấn bụi vũ trụ rơi xuống bề mặt Trái Đất mỗi ngày.

Những tiểu hành tinh đường kính 100 m đâm vào Trái Đất theo xác suất 1/10.000 năm, gây ra thảm họa ở quy mô địa phương hoặc sóng thủy triều.

Những tiểu hành tinh đường kính 100 m đâm vào Trái Đất theo xác suất 1/10.000 năm, gây ra thảm họa ở quy mô địa phương hoặc sóng thủy triều.

Các nhà khoa học NASA vẫn đang theo dõi hàng nghìn tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất và đã đưa ra biện pháp để ngăn chặn va chạm trong tương lai.

Các nhà khoa học NASA vẫn đang theo dõi hàng nghìn tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất và đã đưa ra biện pháp để ngăn chặn va chạm trong tương lai.

Năm ngoái NASA đã khởi động sứ mệnh Thử nghiệm làm chuyển hướng Tiểu hành tinh kép (DART) - một thử nghiệm thực tế về công nghệ giúp thay đổi hướng đi của một tiểu hành tinh trong không gian, nhằm bảo vệ Trái đất.

Năm ngoái NASA đã khởi động sứ mệnh Thử nghiệm làm chuyển hướng Tiểu hành tinh kép (DART) - một thử nghiệm thực tế về công nghệ giúp thay đổi hướng đi của một tiểu hành tinh trong không gian, nhằm bảo vệ Trái đất.

Có rất nhiều vật thể như thế bay ngang qua hành tinh của chúng ta hàng năm. Để xác định vật thể sẽ đến gần Trái đất đến mức nào, các nhà khoa học NASA sẽ quan sát tiểu hành tinh đó và dùng mô hình máy tính để dự đoán quỹ đạo.

Có rất nhiều vật thể như thế bay ngang qua hành tinh của chúng ta hàng năm. Để xác định vật thể sẽ đến gần Trái đất đến mức nào, các nhà khoa học NASA sẽ quan sát tiểu hành tinh đó và dùng mô hình máy tính để dự đoán quỹ đạo.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tieu-hanh-tinh-khong-lo-sap-bay-sat-trai-dat-tham-hoa-co-xay-ra-1697624.html