Tiểu hành tinh lớn hơn Đại kim tự tháp đang lao về Trái đất

Theo NASA, một tiểu hành tinh có kích thước lên tới 160 mét - lớn hơn Đại kim tự tháp Giza, sẽ lao sượt qua Trái đất vào ngày 15/10 tới.

Theo dữ liệu từ NASA, tiểu hành tinh có tên 2021 SM3 sẽ lao sượt qua Trái đất và cách chúng ta khoảng cách gần nhất khoảng 4,8 triệu km vào ngày 15/10 sắp tới.

Theo dữ liệu từ NASA, tiểu hành tinh có tên 2021 SM3 sẽ lao sượt qua Trái đất và cách chúng ta khoảng cách gần nhất khoảng 4,8 triệu km vào ngày 15/10 sắp tới.

Lúc đó, tiểu hành tinh 2021 SM3 thậm chí còn gần chúng ta hơn nhiều so với những hành tinh lân cận Trái đất như sao Kim, sao Hỏa.

Lúc đó, tiểu hành tinh 2021 SM3 thậm chí còn gần chúng ta hơn nhiều so với những hành tinh lân cận Trái đất như sao Kim, sao Hỏa.

Theo Trung tâm nghiên cứu các vật thể gần Trái đất (CNEOS) thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA, tiểu hành tinh 2021 SM3 có đường kính ước tính lên tới 160 mét.

Theo Trung tâm nghiên cứu các vật thể gần Trái đất (CNEOS) thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA, tiểu hành tinh 2021 SM3 có đường kính ước tính lên tới 160 mét.

Kích thước này thậm chí còn lớn hơn kích thước của Đại kim tự tháp Giza. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chúng ta không có gi phải lo lắng khi CNEOS không coi 2021 SM3 là tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm.

Kích thước này thậm chí còn lớn hơn kích thước của Đại kim tự tháp Giza. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chúng ta không có gi phải lo lắng khi CNEOS không coi 2021 SM3 là tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm.

Tiểu hành tinh 2021 SM3 được coi là một phần của nhóm tiểu hành tinh Apollo. Đây là những tiểu hành tinh có quỹ đạo rộng hơn quỹ đạo của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.

Tiểu hành tinh 2021 SM3 được coi là một phần của nhóm tiểu hành tinh Apollo. Đây là những tiểu hành tinh có quỹ đạo rộng hơn quỹ đạo của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.

Sau 2021 SM3, đến ngày 20/10 sẽ có thêm một tiểu hành tinh nữa có đường kính lên tới 230 mét, tên là 1996 VB3 đi qua Trái đất với khoảng cách gần nhất là 3,2 triệu km vào buổi tối Trăng máu.

Sau 2021 SM3, đến ngày 20/10 sẽ có thêm một tiểu hành tinh nữa có đường kính lên tới 230 mét, tên là 1996 VB3 đi qua Trái đất với khoảng cách gần nhất là 3,2 triệu km vào buổi tối Trăng máu.

Tiếp sau 1996 VB3 là tiểu hành tinh 2017 SJ20 tiếp cận Trái đất ngày 25/10. Đây là tiểu hành tinh có đường kính ước tính lên đến 200 mét, cách Trái đất khoảng 6,4 triệu km.

Tiếp sau 1996 VB3 là tiểu hành tinh 2017 SJ20 tiếp cận Trái đất ngày 25/10. Đây là tiểu hành tinh có đường kính ước tính lên đến 200 mét, cách Trái đất khoảng 6,4 triệu km.

Tiểu hành tinh là những thiên thể tương đối nhỏ trong hệ Mặt trời quay quanh ngôi sao chính. Không giống như các hành tinh, chúng có hình dạng bất thường và không có bầu khí quyển, nhưng chúng có thể có vệ tinh.

Tiểu hành tinh là những thiên thể tương đối nhỏ trong hệ Mặt trời quay quanh ngôi sao chính. Không giống như các hành tinh, chúng có hình dạng bất thường và không có bầu khí quyển, nhưng chúng có thể có vệ tinh.

Theo NASA, NEO cũng là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả "các sao chổi và tiểu hành tinh bị đẩy bởi lực hấp dẫn của các hành tinh lân cận vào quỹ đạo cho phép chúng đi vào vùng lân cận của Trái đất".

Theo NASA, NEO cũng là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả "các sao chổi và tiểu hành tinh bị đẩy bởi lực hấp dẫn của các hành tinh lân cận vào quỹ đạo cho phép chúng đi vào vùng lân cận của Trái đất".

Một vật thể được xem là NEO nếu bay trên quỹ đạo cách Trái đất trong khoảng 48 triệu km. Những NEO ở tương đối gần Trái đất sẽ được phân loại là vật thể “có khả năng gây nguy hiểm”.

Một vật thể được xem là NEO nếu bay trên quỹ đạo cách Trái đất trong khoảng 48 triệu km. Những NEO ở tương đối gần Trái đất sẽ được phân loại là vật thể “có khả năng gây nguy hiểm”.

Trái đất chưa hứng chịu một tiểu hành tinh có quy mô ngày tận thế nào kể từ khi một thiên thạch quét sạch loài khủng long 66 triệu năm trước.

Trái đất chưa hứng chịu một tiểu hành tinh có quy mô ngày tận thế nào kể từ khi một thiên thạch quét sạch loài khủng long 66 triệu năm trước.

Hầu hết tiểu hành tinh sẽ không tiếp xúc với bầu khí quyển của Trái đất, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, những tảng đá không gian khổng lồ có thể gây ra vấn đề cho các hệ thống thời tiết.

Hầu hết tiểu hành tinh sẽ không tiếp xúc với bầu khí quyển của Trái đất, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, những tảng đá không gian khổng lồ có thể gây ra vấn đề cho các hệ thống thời tiết.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tieu-hanh-tinh-lon-hon-dai-kim-tu-thap-dang-lao-ve-trai-dat-1606749.html