Tiêu hủy gần 20.000 liều vắc xin COVID-19 hết hạn sử dụng
Hôm thứ Tư (19/5), Cơ quan y tế Malawi đã tiêu hủy 19.610 liều vắc xin AstraZeneca COVID-19 hết hạn sử dụng, tuyên bố rằng động thái này sẽ thúc đẩy niềm tin của công chúng vào chương trình vắc xin của đất nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Malawi Khumbize Kandodo Chiponda (trái) đặt các gói vắc xin COVID-19 đã hết hạn sử dụng vào lò đốt dược phẩm để tiêu hủy tại Bệnh viện Trung tâm Kamuzu ở Lilongwe - Ảnh: AFP
Bài liên quan
EU đồng ý mở cửa cho người nước ngoài được tiêm vắc xin COVID-19
Vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng với phụ nữ mang thai?
Bộ trưởng Y tế Khumbize Kandodo Chiponda trực tiếp cho một số lọ thuốc đã hết hạn sử dụng vào lò đốt để bắt đầu tiêu hủy trong hôm qua (19/5), tại Bệnh viện Trung tâm Kamuzu ở thủ đô Lilongwe.
Bà nói: “Chúng tôi đang tiêu hủy[những loại vắc-xin này vì theo chính sách của chính phủ, không có hàng hóa y tế hết hạn nào được sử dụng. Trong lịch sử của chương trình tiêm chủng mở rộng của Malawi, chưa từng có vắc xin nào hết hạn sử dụng”.
Bà cho biết việc tiêu hủy vắc xin sẽ xây dựng niềm tin của công chúng rằng tất cả vắc xin được sử dụng ở Malawi đều tốt.
“Chúng tôi đang phá hủy công khai để giữ trách nhiệm với người Malaw. Các vắc xin đã hết hạn sử dụng không được sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng. Thay mặt chính phủ, tôi đảm bảo với tất cả người dân Malawi rằng sẽ không có ai được tiêm vắc xin COVID hết hạn”, bà nói.
Các liều này là một phần của lô 102.000 liều vắc xin được đưa đến vào ngày 26 tháng 3 theo sáng kiến của Liên minh Châu Phi và Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, chúng chỉ có thời hạn đến ngày 13/4, tức chỉ có thể sử dụng trong chưa đầy 3 tuần, và Malawi chỉ cố gắng triển khai được khoảng 80% lượng thuốc trong số đó.
Bộ trưởng Y tế cho biết việc tiêu hủy vắc xin đã được chứng kiến bởi một số quan chức hàng đầu nhằm tăng cường tính minh bạch. Malawi vẫn sẽ có đủ dự trữ vắc xin COVID-19 trong các cơ sở y tế công và tư, nhưng Chính phủ chưa cho biết họ sẽ lấy thêm vắc xin ở đâu.
Tháng trước, WHO đã kêu gọi các quốc gia châu Phi không tiêu hủy các liều vắc xin AstraZeneca đã hết hạn sử dụng sau khi một số quốc gia nhận được những liều vắc xin có thời hạn sử dụng rất ngắn từ Ấn Độ. Nhưng tuần này, WHO đã đảo ngược quan điểm của mình và nói rằng vắc xin nên được tiêu hủy.
Bộ trưởng Y tế Malawi khẳng định động thái này sẽ thúc đẩy niềm tin của công chúng vào chương trình vắc xin của đất nước - Ảnh: AP
Nam Sudan đã loại bỏ 59.000 liều do Liên minh châu Phi cung cấp và không sử dụng chúng vì cùng một vấn đề hết hạn sử dụng. Bộ Y tế cho biết nước này đã sử dụng 335.232 liều vắc xin tính đến ngày 18/5 và ghi nhận 34.231 trường hợp nhiễm COVID-19 và 1.153 trường hợp tử vong.
Các nước châu Phi đã phải vật lộn để đảm bảo có đủ vắc xin COVID-19 cho chương trình tiêm chủng đại trà. Nhiều quốc gia dựa vào việc cung cấp vắc xin từ chương trình vắc xin toàn cầu COVAX, do WHO và các đối tác bao gồm liên minh vắc xin Gavi đồng dẫn đầu.
Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) cho biết họ hy vọng sẽ bắt đầu cung cấp vắc xin COVID-19 cho COVAX và các quốc gia khác vào cuối năm nay. Sự chậm trễ này sẽ cản trở đáng kể các nỗ lực toàn cầu trong việc chủng ngừa cho người dân chống lại COVID-19.
SII là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới. Công ty cho biết vào tháng 3 rằng họ đã hoãn tất cả xuất khẩu vắc xin virus Corona để đối phó với sự gia tăng bùng nổ của các ca bệnh ở trong nước. Vào thời điểm đó, WHO cho biết họ dự kiến việc giao vắc xin COVID-19 từ Ấn Độ sẽ tiếp tục vào tháng 6 và việc gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến khoảng 90 triệu liều.