Trước khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô (tháng 6/1961), vũ khí cá nhân chính của người lính Hồng Quân là súng trường, tuy tầm bắn xa, mức chính xác cao, nhưng tốc độ bắn chậm, không phù hợp với chiến tranh hiện đại. Ảnh: Súng tiểu liên PPD-40 trang bị trước khi có PPSh - Nguồn: Wikipedia.
Trong cuộc chiến tranh Mùa Đông với Phần Lan (1939-1940), yêu cầu của Hồng Quân cần một loại súng tiểu liên trang bị cho cá nhân, có độ tin cậy cao và khả năng sản xuất hàng loạt. Ảnh: Cuộc chiến tranh với Phần Lan, bộc lộ những yếu kém của Quân đội Liên Xô về vũ khí trang bị - Nguồn: Wikipedia.
Vào mùa thu năm 1940, cuộc thi các thiết kế để chế tạo một mẫu súng cho bộ binh với chiến thắng thuộc về mẫu của George Shpagin với tên gọi PPSh (Việt Nam sau này gọi là súng tiểu liên K50). Ảnh. Tiểu liên PPSh - Nguồn: Wikiwand.
Mẫu thiết kế PPSh không chỉ có độ tin cậy cần thiết, mà còn đơn giản trong sản xuất; lần đầu tiên, phần lớn các chi tiết của súng được sản xuất bằng phương pháp dập, các bộ phận thân và báng súng bằng gỗ có cấu hình đơn giản. Ảnh. Tiểu liên PPSh - Nguồn: Wikiwand.
Phương pháp sản xuất dập này, làm cho quy trình sản xuất có thể sử dụng những lao động có tay nghề thấp, thậm chí là cả phụ nữ và trẻ em; việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời chiến, khi phần lớn nam giới được huy động cho quân đội. Ảnh: Sản xuất súng PPSh tại nhà máy Stalin tại Moscow trong Thế chiến 2 - Nguồn: Wikipedia.
Súng tiểu liên PPSh sử dụng loại đạn 7,62×25 mm (dùng chung đạn với khẩu súng ngắn TT, Việt Nam gọi là khẩu K54). Tuy nhiên, trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh Vệ quốc, những khẩu PPSh có trong trang bị rất ít. Ảnh. Một chiến sĩ Hồng quân với tiểu liên PPSh - Nguồn: Wikiwand.
Việc sản xuất hàng loạt súng PPS chỉ được bắt đầu tại nhà máy ở Zagorsk gần Moscow vào tháng 7/1941, nhưng ngay sau đó nhà máy phải sơ tán. Cho đến cuối năm 1941, chỉ mới có 90.000 khẩu PPSh được trang bị cho quân đội. Ảnh. Một chiến sĩ Hồng quân với tiểu liên PPSh - Nguồn: Wikiwand.
Nhưng trước yêu cầu của cuộc chiến tranh Vệ quốc, đến hết năm 1942, đã có 1,5 triệu khẩu PPSh được giao; tổng cộng trong thời gian chiến tranh, đã có khoảng 6 triệu khẩu PPSh đã được sản xuất. Ảnh: Sản xuất súng PPSh tại nhà máy Stalin tại Moscow trong Thế chiến 2 - Nguồn: Wikipedia.
Vào giữa giai đoạn của cuộc chiến tranh Vệ quốc, khẩu tiểu liên PPSh là vũ khí dễ nhận biết nhất của Hồng quân, với đặc điểm ốp bảo vệ nòng to và phần lớn sử dụng hộp tiếp đạn tròn. Ảnh: Tiểu liên PPSh-41 được trưng bày trong viện bảo tàng ở Nga - Nguồn: Wikipedia.
Như với bất kỳ loại vũ khí nào, PPSh không chỉ có ưu điểm, mà còn có những nhược điểm; thứ nhất, súng có kích thước và trọng lượng lớn, bất cập trong việc sử dụng chiến đấu trong chiến hào và không gian chật hẹp khi tác chiến đô thị. Ảnh: Chiến sĩ Hồng quân đang dùng PPSh chiến đấu bảo vệ thành phố Stalingrad - Nguồn. Wikipedia.
Ngoài ra lính trinh sát, lính dù và những thành viên kíp xe tăng cũng phàn nàn về việc cấu tạo của khẩu PPSh còn quá cồng kềnh. Điều này đã thúc đẩy cải tiến hộp tiếp đạn từ dạng đĩa sang dạng cong, với sức chứa 35 viên và thay báng súng gỗ bằng sắt để có thể dễ dàng gập lại. Ảnh: Một lính trinh sát Hồng quân với khẩu PPSh - Nguồn. Wikipedia.
Với việc chế tạo đơn giản, số lượng PPSh đã đủ trang bị cho lực lượng chiến đấu của Hồng quân, thay thế kịp thời những khẩu súng trường, tạo lợi thế quan trọng cho bộ binh của Hồng Quân, đánh bại lực lượng phát xít. Ảnh: Chiến sĩ Hồng quân đang dùng PPSh chiến đấu bảo vệ thành phố Stalingrad - Nguồn. Wikipedia.
Ngay sau chiến tranh, mẫu súng trường tấn công AK-47 tiên tiến hơn đã thay thế những khẩu PPSh. Tuy nhiên, những khẩu PPSh vẫn được tiếp tục được sản xuất theo giấy phép của Liên Xô tại Hungary, Trung Quốc, Romania. Ảnh: Quân đội Liên Xô với tiểu liên PPSh - Nguồn: Wikipedia.
Tiểu liên PPSh nó được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 cũng như nhiều cuộc xung đột cục bộ khác trên toàn thế giới. Hiện nay trong cuộc nội chiến tại Syria, những khẩu PPSh vẫn đang được lực lượng đối lập của Syria sử dụng. Ảnh: Quân chí nguyện Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên với tiểu liên PPSh - Nguồn: Wikipedia.
George Semenovich Shpagin, người sáng chế ra khẩu PPSh, năm 1941 đã được trao giải thưởng Stalin; năm 1945, ông được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Liên Xô. Ảnh: Tiểu liên PPSh đã trở thành biểu tượng của chiến tranh Vệ quốc - Nguồn: Wikipedia.
Video Khám phá những điều ít biết về khẩu tiểu liên lừng danh PPSh-41 - Nguồn: QPVN
Tiến Minh