Tiểu thư được thừa kế ngôi nhà cổ 'độc nhất vô nhị' ở Bình Dương từ năm 28 tuổi

Năm 1997, cha đã giao phó toàn bộ cơ ngơi của căn nhà cổ 'độc nhất vô nhị' cho chị Tuyết quản lý.

Ghé chợ Thủ Dầu Một (Bình Dương) hỏi thăm chị Trần Ánh Tuyết (SN 1969) ai cũng hay biết, có thể tỏ tường về gia phả của gia đình chị cũng như ngôi nhà cổ vô giá. Nó nằm khuất sau những gian hàng trong chợ, phải lách qua con hẻm nhỏ mới vào được bên trong.

Trước cửa là tấm biển cộng nhận di tích lịch sử, ghi rõ: Nhà cổ của ông Trần Công Vàng. Hiện chị Tuyết – con gái ông Vàng là người thừa hưởng căn nhà sau khi ông nằm xuống.

Ngôi nhà nằm khuất sau những gian hàng trong chợ, phải lách qua con hẻm nhỏ mới vào được bên trong

Ngôi nhà nằm khuất sau những gian hàng trong chợ, phải lách qua con hẻm nhỏ mới vào được bên trong

Ngôi nhà cổ được ông Trần Văn Long xây dựng trên mảnh đất rộng 1333m2, từ năm 1889 và hoàn thành vào năm 1892. Và trải qua nhiều đời, bác sĩ nha khoa Trần Công Vàng là người tiếp quản chăm sóc và hương khói. Sau này đến lượt chị Tuyết thừa hưởng.

Cha tôi là bác sĩ, đã giảng dạy tại Đại học Y khoa Sài Gòn từ năm 1967 đến năm 1974. Năm 1997, cha đã giao phó toàn bộ cơ ngơi của căn nhà cho tôi quản lý. Hai năm sau, cha qua đời”, chị Tuyết chia sẻ trên kênh YouTube Độc lạ Bình Dương.

Ngôi nhà cổ được xây dựng theo hình chữ Đinh, làm bằng các loại gỗ quý… Nội thất trong nhà trang trí theo phong cách cổ truyền của người Việt, từ chân cột đến mái nhà, tủ thờ… đều được chạm trổ vô cùng sắc xảo, công phu.

Chị Tuyết hiện là chủ nhân của ngôi nhà cổ

Chị Tuyết hiện là chủ nhân của ngôi nhà cổ

Chị Tuyết tiết lộ, để có những chi tiết đó, xưa ông cố của chị đã nhờ nghệ nhân từ Huế vào cùng thợ ở Bình Dương để… chế tác. Đặc biệt về khâu xây dựng, tất cả đều được làm bằng tay, không sử dụng mộng ghép nên không cần đến đinh, vững vàng và rất kiên cố.

Thời điểm nhận nhà, tôi gần 30 tuổi nên làm gì có ý niệm về việc bảo quản và giữ gìn căn nhà. Lúc cha bệnh, tôi ở nhà chăm sóc, có cơ hội tiếp xúc với các bác, các chú trong dòng họ mới hiểu hết giá trị của căn nhà”, chị Tuyết tâm sự.

Một góc của ngôi nhà

Một góc của ngôi nhà

Năm 2005, ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng. Cứ mưa là nước ngập rất sâu do rác ở chợ cùng công trình xây dựng xung quanh xả thải khiến nước không thoát được. May mắn ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ quý nên chịu đựng được sức của nước dâng cao. Vì thế chị chỉ cần cho cải tạo là vẫn giữ được nét đẹp xưa cũ.

Hiện tại chị Tuyết vẫn giữ nguyên cách bài trí bàn ghế cũng như hoành phi liễn đối từ thời cha ông. Mọi họa tiết, hoa văn trên các vận dụng vẫn còn… mới nguyên. Bởi ngày nào chị cũng quét tước và lau chùi cẩn thận. Chị muốn trân trọng và lưu giữ những gì tổ tiên để lại để sau này con cháu chị vẫn được thừa hưởng.

Khai Tâm

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/sac-mau-cuoc-song/tieu-thu-thua-ke-ngoi-nha-co-doc-nhat-vo-nhi-o-binh-duong-tu-28-tuoi-202405201155442046.html