Tìm giải pháp khắc phục bất cập, vướng mắc trong thực tiễn của Luật Đấu giá tài sản

Ngày 8/4, tại Đà Nẵng, Ủy ban kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cùng chủ trì.

Thực hiện Nghị quyết số 89 của Quốc hội, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan tổ chức liên quan xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tại Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sáng nay (ngày 8/4), nhiều đại biểu đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn chỉnh hơn một số điều trong Luật Đấu giá tài sản. Trong đó tập trung các vấn đề cần quy định rõ hơn chế tài đối với bỏ cọc trong đấu giá tài sản; trình tự thủ tục đấu giá trực tuyến, những bất cập trong đấu giá khoáng sản…

Phó GĐ Sở Tư pháp Đà Nẵng kiến nghị bổ sung thêm vấn đề bỏ cọc trong đấu giá tài sản.

Phó GĐ Sở Tư pháp Đà Nẵng kiến nghị bổ sung thêm vấn đề bỏ cọc trong đấu giá tài sản.

Ông Châu Thanh Việt, Phó GĐ Sở Tư pháp Đà Nẵng kiến nghị bổ sung thêm vấn đề bỏ cọc trong đấu giá tài sản. Theo ông Việt, Luật đấu giá tài sản quy định tiền đặt trước đối với 2 loại tài sản là khoáng sản và đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. Bởi nếu đấu giá trả tiền 1 lần, số tiền đặt trước quy định 20% là rất lớn dẫn đến khả năng bỏ cọc nhiều. Do đó, ông kiến nghị cơ quan chủ trì hội thảo quy định số tiền đặt trước sao cho phù hợp hơn để tránh tình trạng bỏ cọc. Ngoài ra, vấn đề lưu trữ hồ sơ đấu giá trong trường hợp đơn vị tổ chức đấu giá bị giải thể cũng được đại diện Sở Tư pháp Đà Nẵng kiến nghị chọn 1 tổ chức đấu giá phù hợp để tiếp tục lưu trữ hồ sơ đấu giá để phục vụ công tác giao hồ sơ cho tòa án, cơ quan điều tra được thuận lợi hơn.

Cũng kiến nghị bổ sung vấn đề bỏ cọc trong đấu giá, ông Lê Văn Tuấn Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp cho biết, tình trạng đấu giá cao rồi bỏ cọc xảy ra thời gian qua đối với một số trường hợp, trong đó chủ yếu tập trung vào tài sản là quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản và 1 số loại tài sản khác như tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu. Vụ việc đấu giá cao rồi bỏ cọc chiếm tỷ lệ ít trong số những vụ đấu giá thành công, nhưng được dư luận đặc biệt quan tâm. Do đó ngoài việc hoàn thiện trình tự, thủ tục đấu giá của Luật Đấu giá tài sản, việc rà soát hoàn thiện quy định của pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá. Trong đó, điều kiện về năng lực tài chính, vốn, yêu cầu về năng lực chuyên môn, kỹ thuật đảm bảo người trúng đấu giá sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản có đủ năng lực để sử dụng đúng đất đai, khoáng sản theo đúng mục đích của Luật đất đai, luật Khoáng sản, góp phần vào hiệu quả của hoạt động đấu giá tài sản nói chung.

Ông Lê Văn Tuấn Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp phát biểu tại hội nghị.

Ông Lê Văn Tuấn Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh, trình tự thủ tục đấu giá trực tuyến trong Luật Đấu giá tài sản cũng được các đại biểu đưa ra thảo luận sôi nổi.nổi

Quy trình đấu giá trực tuyến được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến, bảo đảm tính xác thực, tin cậy, bảo mật, an toàn. Trình tự đấu giá trực tuyến được thực hiện lần lượt theo quy trình: thông báo công khai việc đấu giá lên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến; người tham gia đấu giá đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá; tổ chức hành nghề đấu giá tài sản phân công đấu giá viên, hội đồng đấu giá tài sản; kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên cổng Đấu giá tài sản quốc gia.

Ghi nhận những góp ý tích cực từ phía các đại biểu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cho biết, đoàn công tác sẽ ghi nhận hết sức cẩn thận những ý kiến góp ý bổ sung luật sửa đổi từ phía đại biểu. Đoàn công tác sẽ còn có 1 buổi hội thảo lấy ý kiến của các đại biểu phía Nam tại TP Hồ Chí Minh. Sau đó sẽ rà soát từng ý kiến của các đại biểu để hợp nhất và gởi xin ý kiến của Quốc hội cũng như Chính phủ, Hội đồng các cơ quan liên quan tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn ghi nhận những góp ý tích cực từ các đại biểu.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn ghi nhận những góp ý tích cực từ các đại biểu.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi khẳng định, qua cuộc hội thảo đoàn công tác sẽ có những giải pháp điều chỉnh để khắc phục những bất cấp vướng mắc trong thực tiễn của luật đấu giá tài sản.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nêu cụ thể như luật đất đai có liên quan rất nhiều đến hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để, từ đó làm sao cho hoạt động đấu giá được phát triển và đóng góp một cách tích cực với phát triển kinh tế xã hội của các địa phương cũng như là của cả nước.

Vũ Vân Anh- Khánh Kim

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/tim-giai-phap-khac-phuc-bat-cap-vuong-mac-trong-thuc-tien-cua-luat-dau-gia-tai-san-post508958.html