Tìm hiểu quy tắc kiểm lại phiếu: Cơ hội để ông Trump giành lại Michigan và Wisconsin tại bầu cử Mỹ

Mỗi bang tại nước Mỹ đều có quy định kiểm lại phiếu khác nhau. Đây cũng là cơ hội giúp ông Donald Trump giành lại ưu thế tại những bang như Wisconsin và Michigan.

Ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư cho biết họ sẽ yêu cầu kiểm lại phiếu bầu tại Wisconsin, nói rằng đây là “cuộc chạy đua sát nút” giữa ông Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden. Ban vận động tranh cử cũng trích dẫn các báo cáo về “sự bất thường ở một số quận của Wisconsin gây nghi ngờ nghiêm trọng về tính hợp lệ của kết quả”.

Nếu yêu cầu kiểm lại phiếu được chấp thuận, ông Donald Trump có thể lội

ngược dòng tại cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020

Tại Mỹ, mỗi bang sẽ có các quy tắc kiểm lại phiếu bầu khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các quy tắc kiểm phiếu lại ở các bang quan trọng có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ 2020, bao gồm Arizona, Georgia, Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.

Arizona

Tại bang Arizona, phiếu bầu sẽ tự động được kiểm lại trong trường hợp khoảng cách phân định thắng thua giữa các ứng viên tổng thống nhỏ hơn hoặc bằng 0,1% tổng số phiếu bầu. Tính tới sáng thứ 4 (4/11), bang Arizona đã kiểm xong khoảng 84% tổng số phiếu, ông Joe Biden đang tạm dẫn trước Donald Trump với các tỉ lệ lần lượt là 51% và 47,6%.

Nếu chênh lệch dưới 0,1% phiếu bầu, công tác kiểm phiếu lại sẽ được diễn ra tự động tại Arizona

Theo luật, cả các ứng cử viên tổng thống và cử tri tại Arizona đều không thể trực tiếp yêu cầu kiểm phiếu lại ở bang này. Tuy nhiên, trong trường hợp các cử tri nghi ngờ có gian lận trong bầu cử như kiểm đếm những phiếu bầu không hợp lệ, tuyên bố sai người chiến thắng, họ có thể đưa ra yêu cầu tại tòa án tiểu bang Arizona. Khi tòa án tiểu bang xuất hiện một đệ trình về việc kiểm lại phiếu bầu, tổng chưởng lý bang Arizona, hiện là ông Mark Brnovich, đảng viên Đảng Cộng hòa, có thể can thiệp vào sự việc.

Georgia

Ở Georgia, các ứng cử viên có thể yêu cầu kiểm phiếu lại khi tỷ lệ chênh lệch ít hơn 1% tổng số phiếu bầu tại bang. Theo Hiệp hội Thư ký Quốc gia Hoa Kỳ, yêu cầu kiểm lại phiếu bầu cần được thực hiện trong vòng 2 ngày kể từ khi công bố kết quả kiểm phiếu.

Theo đó, thời hạn xác nhận kết quả ở Georgia là 14 ngày sau cuộc bầu cử, trong trường hợp này là ngày 17 tháng 11. Nếu muốn đưa ra yêu cầu kiểm lại phiếu bầu, các ứng cử viên có thời hạn cuối là tới ngày 19 tháng 11 tới đây. Donald Trump hiện đang dẫn đầu ở Georgia với khoảng 80.000 phiếu bầu với tương đương 1,6%. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Georgia mới chỉ kiểm đếm xong khoảng 95% số phiếu.

Michigan

Năm 2016, ông Donald Trump đã giành chiến thắng trước bà Hilary Clinton tại Michigan với tỷ lệ chênh lệch phiếu bầu nhỏ nhất trong tất cả các bang của Mỹ - chỉ khoảng 10.704 phiếu bầu, tương đương 0,2%.

Tương tự như Arizona, việc kiểm phiếu lại sẽ được tự động kích hoạt ở Michigan khi cuộc bầu cử xác định được người chiến thắng bằng chênh lệch 2.000 phiếu hoặc ít hơn. Theo luật bang Michigan, một ứng cử viên cũng có thể yêu cầu kiểm phiếu lại nếu họ có "cơ hội thắng cử hợp lý."

Pennsylvania

Tại Pennsylvania, một cuộc kiểm phiếu lại sẽ được diễn ra tự động nếu chênh lệch giữa các ứng cử viên tổng thống là 0,5% tổng số phiếu bầu. Các cử tri tại các quận riêng lẻ có thể yêu cầu kiểm phiếu lại nếu họ ký vào bản tuyên thệ cáo buộc có sai sót trong việc kiểm phiếu. Thời hạn để thực hiện việc này là 5 ngày sau cuộc bầu cử.

Các quy tắc đếm lại yêu cầu các quan chức bầu cử của quận phải sử dụng bảng thống kê thuộc loại khác với loại được sử dụng trong cuộc bầu cử hoặc đếm phiếu bầu bằng tay. Việc kiểm phiếu phải bắt đầu trước ngày 18 tháng 11 và kết thúc vào ngày 24 tháng 11, theo Hiệp hội Thư ký Quốc gia Hoa Kỳ.

Wisconsin

Nếu cuộc đua kết thúc tại Wisconsin với chênh lệch 1%, ứng viên thua cuộc có thể yêu cầu kiểm phiếu lại. Tuy nhiên. nếu khoảng cách nhiều hơn 1%, họ sẽ không có quyền yêu cầu.

Cuộc bầu cử vẫn chưa ngã ngũ

Thùy Dương

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/kiem-lai-phieu-bau-tai-wisconsin-va-michigan-22944.html