Tìm hiểu về điệu nhảy Garba sôi động và 'nguy hiểm' của người Ấn Độ
Garba là một hình thức khiêu vũ Gujarati truyền thống của người Ấn Độ, được biểu diễn trong lễ hội Navratri với trang phục rực rỡ, âm nhạc sống động và các động tác tràn đầy năng lượng...
Garba là một hình thức nhảy có nguồn gốc từ bang Gujarat, nằm ở phía Tây Nam Ấn Độ. Nó phổ biến trong dịp Navaratri, lễ kỷ niệm chín đêm - một trong những lễ hội Hindu lớn nhất, được tổ chức trên khắp Ấn Độ.
Người tham gia biểu diễn Garba mặc trang phục rực rỡ, phụ nữ mặc đồ chaniya và choli trong khi đàn ông mặc đồ ngủ ghagra và kafni. Các màu truyền thống được mặc trong điệu nhảy này là đỏ, hồng hoặc cam. Đặc biệt, phụ nữ tham gia điệu nhảy thường đeo nhiều trang sức như dây chuyền, vòng tay và đều là những trang sức mỹ ký rất nặng. Đạo cụ biểu diễn là những chiếc gậy dandiya được làm bằng gỗ.
Theo truyền thống, đàn ông và phụ nữ chơi dandiya-raas và điệu nhảy diễn ra theo cặp, tạo thành hai đường với các đối tác quay mặt vào nhau. Các hàng di chuyển theo chiều kim đồng hồ, mỗi người bước tới đánh gậy với bạn mình, sau đó di chuyển sang hai vị trí cho đối tác mới.
Âm nhạc bắt đầu rất chậm biểu tượng một chu kỳ thời gian tám nhịp được gọi là Kaherva. Ở cuối hàng, mỗi người lần lượt và nối với hàng đối diện nên chuyển động được diễn ra liên tục. Do vậy đã từng xảy ra nhiều ca tử vong do say mê nhảy Garba trong nhiều giờ không nghỉ.
Thuật ngữ "Garba" bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Phạn "Garbha," có nghĩa là tử cung và tôn vinh sự sống. Garba được thực hiện xung quanh một đèn lồng bằng đất sét với ánh sáng được gọi là "Garbha Deep," dịch theo nghĩa đen là "đèn tử cung.''
Theo phong tục, đèn lồng tượng trưng cho sự sống, do đó, điệu nhảy Gaba nhằm để tôn vinh Durga-đại diện cho hình thức nữ tính của thần thánh. Garba được thực hiện trong một vòng tròn thể hiện thời gian theo quan niệm của người Hindu.
Điệu nhảy được thực hiện để tôn vinh sự thật rằng tất cả mọi người đều có thần thánh hoặc năng lượng bên trong họ do vậy có nền âm nhạc sống động và các động tác tràn đầy năng lượng, tôn vinh di sản văn hóa và cộng đồng./.