Tìm ra thủy tổ sơ khai muôn loài, sống được ở nơi chết chóc nhất

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra các sinh vật thủy tổ của Trái đất sơ khai, sinh sống trong môi trường có lượng tia UV phải nhận gấp 10 lần môi trường hiện nay.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Leeds dẫn đầu là tiến sĩ Gregory Cooke cho biết, sau khi lập mô phỏng máy tính về Trái Đất sơ khai suốt 2,4 tỉ năm qua, hành tinh của chúng ta từng là một thế giới khắc nghiệt.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Leeds dẫn đầu là tiến sĩ Gregory Cooke cho biết, sau khi lập mô phỏng máy tính về Trái Đất sơ khai suốt 2,4 tỉ năm qua, hành tinh của chúng ta từng là một thế giới khắc nghiệt.

Trái Đất thuở sơ khai tắm đẫm trong bức xạ Mặt Trời, với lượng tia UV phải nhận gấp 10 lần hiện tại. Hàm lượng bức xạ được cho là hoàn toàn không phù hợp với sự sống.

Trái Đất thuở sơ khai tắm đẫm trong bức xạ Mặt Trời, với lượng tia UV phải nhận gấp 10 lần hiện tại. Hàm lượng bức xạ được cho là hoàn toàn không phù hợp với sự sống.

Tuy nhiên, có vẻ sinh vật sơ khai thì không. Các nghiên cứu trước đó hé lộ, sự sống đầu tiên trên Trái Đất đã xuất hiện hơn 4 tỉ năm trước, có nghiên cứu đưa ra con số lên tới 4,3 tỉ năm.

Tuy nhiên, có vẻ sinh vật sơ khai thì không. Các nghiên cứu trước đó hé lộ, sự sống đầu tiên trên Trái Đất đã xuất hiện hơn 4 tỉ năm trước, có nghiên cứu đưa ra con số lên tới 4,3 tỉ năm.

Nhưng ít nhất 2-2,4 tỉ năm trước, Trái Đất vẫn là nơi giống như các thế giới ngoài hành tinh mà chúng ta đã cho rằng không sống được.

Nhưng ít nhất 2-2,4 tỉ năm trước, Trái Đất vẫn là nơi giống như các thế giới ngoài hành tinh mà chúng ta đã cho rằng không sống được.

Nguyên nhân của lượng UV chết chóc này chính là bầu khí quyển với hàm lượng oxy thấp, tầng ozone sơ khai không đủ ngăn bớt tia UV có hại tác động lên mặt đất.

Nguyên nhân của lượng UV chết chóc này chính là bầu khí quyển với hàm lượng oxy thấp, tầng ozone sơ khai không đủ ngăn bớt tia UV có hại tác động lên mặt đất.

Theo các nhà khoa học, điều này có thể dẫn đến những "hậu quả hấp dẫn" đối với quá trình tiến hóa của sự sống.

Theo các nhà khoa học, điều này có thể dẫn đến những "hậu quả hấp dẫn" đối với quá trình tiến hóa của sự sống.

Phát hiện này cũng mở ra một hướng đi mới cho các cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh. Vì nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời mà chúng ta đã biết đang phải hứng chịu điều kiện khắc nghiệt hệt như Trái đất sơ khai.

Phát hiện này cũng mở ra một hướng đi mới cho các cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh. Vì nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời mà chúng ta đã biết đang phải hứng chịu điều kiện khắc nghiệt hệt như Trái đất sơ khai.

Vì vậy việc dựa vào các điều kiện mà sự sống Trái Đất hiện đại cần để tồn tại có vẻ quá khắt khe để đánh giá một hành tinh là có thể sống được hay không.

Vì vậy việc dựa vào các điều kiện mà sự sống Trái Đất hiện đại cần để tồn tại có vẻ quá khắt khe để đánh giá một hành tinh là có thể sống được hay không.

Con người ngày nay biết rất ít về Trái Đất sơ khai. Một giả thuyết cho rằng Trái đất đã có lúc gần như nóng chảy hoàn toàn, như một đại dương magma (đá nóng chảy).

Con người ngày nay biết rất ít về Trái Đất sơ khai. Một giả thuyết cho rằng Trái đất đã có lúc gần như nóng chảy hoàn toàn, như một đại dương magma (đá nóng chảy).

Những đại dương đá nóng chảy này có thể được tạo ra từ một loạt các vụ va chạm lớn với các vật thể khác trong hệ Mặt Trời, mà mỗi vật thể này đủ tạo ra năng lượng để làm tan chảy bên trong hành tinh của chúng ta.

Những đại dương đá nóng chảy này có thể được tạo ra từ một loạt các vụ va chạm lớn với các vật thể khác trong hệ Mặt Trời, mà mỗi vật thể này đủ tạo ra năng lượng để làm tan chảy bên trong hành tinh của chúng ta.

Magma - tức đá nóng chảy - vài tỉ năm trước không chỉ bị ẩn giấu dưới lòng đất và thỉnh thoảng phun trào như ngày nay, mà ngập đầy trên một siêu đại dương, có thể bao phủ toàn cầu.

Magma - tức đá nóng chảy - vài tỉ năm trước không chỉ bị ẩn giấu dưới lòng đất và thỉnh thoảng phun trào như ngày nay, mà ngập đầy trên một siêu đại dương, có thể bao phủ toàn cầu.

Đại dương này sâu đến hàng trăm km. Chính sự nguội lạnh dần và kết tinh của đại dương magma này đã đóng vai trò cốt lõi trong quá trình "tạo nên cấu trúc" của hành tinh và cả sự hình thành bầu khí quyển sơ khai.

Đại dương này sâu đến hàng trăm km. Chính sự nguội lạnh dần và kết tinh của đại dương magma này đã đóng vai trò cốt lõi trong quá trình "tạo nên cấu trúc" của hành tinh và cả sự hình thành bầu khí quyển sơ khai.

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tim-ra-thuy-to-so-khai-muon-loai-song-duoc-o-noi-chet-choc-nhat-1649183.html