Tìm thấy hóa thạch cua trong hổ phách từ thời khủng long
Vào thời kỳ khủng long, một con cua nhỏ đang mải kiếm ăn quanh rừng thì bị nhựa cây chảy lên cơ thể. Bất chấp nỗ lực vật lộn, tự cắt cụt chân mình để thoát ra, con cua vẫn bị nhựa cây dính cứng chung quanh, kết dính nó trong gần 100 triệu năm.
Nghiên cứu về hóa thạch cua Cretapsara athanata có chiều ngang 5 mm đã được công bố trên tạp chí Science Advances. Đây là một trong số những con cua thật lâu đời nhất từng được tìm thấy.
Nhà cổ sinh vật học Javier Luque, Đại học Harvard cho biết: "Khi tôi nhìn thấy nó lần đầu tiên, tôi không thể tin vào mắt mình. Con cua này trông rất hiện đại, giống như loài cua bạn có thể tìm thấy khi lật những tảng đá, nhưng nó thực sự cổ đại và khác với bất cứ con cua nào từng thấy trước đây, hóa thạch hay còn sống".
Chụp cắt lớp vi mô cho thấy hổ phách đã bảo vệ con cua này ở một mức độ đặc biệt, thậm chí lông mao mỏng manh xung quanh phần miệng của nó cũng được giữ nguyên.
Các mang mỏng và đôi mắt với cấu tạo phức tạp của con cua vẫn còn nguyên vẹn và một đường lột xác rõ ràng cho thấy nó vẫn còn sống khi bọc trong nhựa cây. Một trong những chân của con cua bị tách ra khỏi cơ thể, có thể do nó tự cắt bỏ chân khi trốn chạy.
Tiến sĩ Luque cho biết, Cretapsara athanata là loài cua hóa thạch hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện. Ông và các đồng nghiệp đã đặt tên cho loài cua này là "linh hồn bất tử của mây và nước trong kỷ Phấn trắng" trong thần thoại Nam Á.
Hóa thạch được tìm thấy ở tỉnh Kachin của Myanmar và miếng hổ phách này đã được Bảo tàng Hổ phách Longyin mua hợp pháp vào năm 2015. Các mô thực vật và phân côn trùng bên trong nó cho thấy hổ phách hình thành trên hoặc gần nền rừng. Các nhà khoa học đưa ra giả thiết này vì miếng hổ phách không bị dính đất hoặc gặp nước ở một điểm nào đó.
Các mô thực vật và phân côn trùng bên trong nó cho thấy hổ phách hình thành trên hoặc gần nền rừng. Ảnh: Javier Luque.
Tuy nhiên, giải phẫu mang của hóa thạch cua không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự thích nghi trên cạn, giống như mô phổi mà chúng ta thấy ở cua trên cạn ngày nay, vì vậy đây có khả năng là loài cua lưỡng cư, nhóm nghiên cứu kết luận. Nó có thể sống trong các vũng nước ngọt trong rừng, cửa sông hoặc di cư từ biển vào như cua đỏ ở đảo Christmas, Australia.
Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch về loài cua sống từ hơn 200 triệu năm trước, cho thấy sự đa dạng đáng kinh ngạc về hình thức của loài cua kể từ đó. Phát hiện mới này là từ kỷ Phấn trắng sớm (tương đương 99 triệu năm trước) có sự kết hợp của các đặc điểm tiến hóa sớm và muộn hơn, cho thấy loài cua đã được tạo ra trong các môi trường ngoài biển vào thời điểm đó.
Tiến sĩ Luque nói: “Con cua này đang kể cho chúng ta nghe một câu chuyện thú vị về cây sự sống của loài cua. Có rất nhiều sự xáo trộn trong quá trình tiến hóa của cua vì quá trình tiến hóa đã tạo ra các dạng giống như cua, được gọi là quá trình carci hóa, nhiều lần một cách độc lập".
Quá trình carci hóa (Carcinisation) là một thí dụ về quá trình tiến hóa hội tụ, trong đó một loài giáp xác tiến hóa thành dạng giống cua từ dạng không giống cua.
Cretapsara athanata là một trong những phát hiện lâu đời nhất và đầy đủ nhất thuộc nhóm cua thật (Brachyura), trái ngược với loài cua giả (hay “cua ẩn sĩ”) - cùng nhóm với loài cua vẫn còn được săn lùng ngày nay. Nhưng có một khoảng cách lớn 50 triệu năm giữa thời điểm bằng chứng phân tử và hóa thạch chỉ ra sự phân chia giữa cua biển và cua trên cạn, hay còn gọi là nước ngọt.
Tiến sĩ Luque giải thích trên Twitter: “Cretapsara là cầu nối giữa sự phân tách DNA phân tử của cua biển không phải là loài cua biển. Nó cũng "cho chúng ta biết rằng cua đã chinh phục đất liền và nước ngọt hơn 12 lần một cách độc lập!"