Tìm tiếng nói chung cho phòng khách và bếp

Trong căn hộ, phòng khách và bếp thường ở gần nhau, được thiết kế đồng điệu thông qua màu sơn, sàn hoặc chi tiết kim loại.

 Phòng khách và bếp nên có ít nhất một chi tiết giống nhau. Ảnh minh họa: Ledbury Studio.

Phòng khách và bếp nên có ít nhất một chi tiết giống nhau. Ảnh minh họa: Ledbury Studio.

Nhiều kiến trúc sư cho rằng phòng khách và bếp trong căn hộ nên có chung một phong cách để tạo sự đồng bộ, hài hòa, đặc biệt là với những ngôi nhà có không gian mở. Thậm chí, nếu hai căn phòng này ở các khu vực riêng biệt, bạn vẫn có thể kết nối chúng bằng nhiều cách khác nhau.

Dưới đây, các chuyên gia của Homes and Gardens chia sẻ thêm về cách liên kết hai không gian sinh hoạt chung này một cách hài hòa, tinh tế.

 Sử dụng màu sắc là cách phổ biến nhất để liên kết hai khu vực. Ảnh minh họa: Farrow & Ball.

Sử dụng màu sắc là cách phổ biến nhất để liên kết hai khu vực. Ảnh minh họa: Farrow & Ball.

Sử dụng chung màu sắc

Sử dụng chung tông màu trung tính làm chủ đạo cho cả phòng khách và nhà bếp là cách đơn giản nhất để giúp chúng liên kết với nhau một cách liền mạch.

Patrick O'Donnel, chuyên gia tư vấn màu sắc cho hãng sơn Farrow & Ball (Anh), cho rằng bạn có thể thử với màu xám.

Đây là màu khá linh hoạt và có thể kết hợp với nhiều màu sắc. Trong bếp, sắc xám tạo nên sự sang trọng, sạch sẽ.

Trong khi đó, nếu muốn phòng khách ấm cúng hơn, bạn có thể kết hợp màu xám này với các tông khác như xanh da trời, xanh khói và hồng phấn.

 Sàn gỗ phù hợp với hầu hết không gian trong nhà. Ảnh minh họa: Smile Kitchens.

Sàn gỗ phù hợp với hầu hết không gian trong nhà. Ảnh minh họa: Smile Kitchens.

Sử dụng cùng một kiểu sàn

Sử dụng cùng một kiểu sàn cho phòng khách và bếp có thể liên kết trực quan hai khu vực với nhau, đặc biệt nếu đó là không gian mở.

Jo Bailey, phó tổng biên tập của Homes & Gardens, khuyến khích mọi người nên sử dụng sàn gỗ bởi vật liệu này phù hợp với tất cả các phòng.

Trong trường hợp muốn phân vùng phòng khách và bếp, bạn có thể sử dụng các loại thảm phù hợp.

 Những chi tiết kim loại vừa tạo điểm nhấn, vừa liên kết hai khu vực. Ảnh minh họa: Sofology.

Những chi tiết kim loại vừa tạo điểm nhấn, vừa liên kết hai khu vực. Ảnh minh họa: Sofology.

Sử dụng cùng một yếu tố bổ sung

Phòng khách và bếp sẽ có sự liên kết đồng điệu hơn nếu có chung một kiểu chi tiết như chao đèn hoặc tay nắm tủ.

Bạn có thể chọn chung một chất liệu hoặc kiểu dáng cho những chi tiết bổ sung này. Những tiểu tiết cũng sẽ tạo nên hiệu ứng lớn, thể hiện sự tinh tế của gia chủ.

Ví dụ, bạn có thể chọn các chi tiết bằng kim loại để liên kết hai khu vự. Những tay nắm, chân đèn, chân bàn... màu đồng thau nổi bật là một gợi ý không tồi.

 Bạn có thể sử dụng nhiều cấp độ khác nhau của màu sắc để tạo điểm nhấn cho căn phòng. Ảnh minh họa: Julie Soefer.

Bạn có thể sử dụng nhiều cấp độ khác nhau của màu sắc để tạo điểm nhấn cho căn phòng. Ảnh minh họa: Julie Soefer.

Sử dụng chung màu điểm nhấn

Việc sử dụng chung một tông màu điểm nhấn có thể xem như "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt không gian nội thất.

Theo đó, màu ấm nên được sử dụng trong các không gian mát mẻ, phòng hướng Bắc hoặc hướng Đông. Trong khi đó, màu lạnh hơn nên được dùng làm điểm nhấn cho phòng hướng Nam hoặc hướng Tây.

Ví dụ, trong căn phòng tại ảnh minh họa, màu xanh lam của sofa được kết nối với vải bọc của ghế đẩu phòng bếp tạo nên sự kết nối hài hòa.

 Phòng bếp và khách có thể được tạo điểm nhấn bằng đường nét. Ảnh minh họa: KING Living.

Phòng bếp và khách có thể được tạo điểm nhấn bằng đường nét. Ảnh minh họa: KING Living.

Bo tròn các góc cạnh

Điểm khác biệt rõ ràng giữa phòng khách và nhà bếp còn nằm ở đường nét.

Phòng bếp thường có nhiều góc cạnh, trong khi phòng khách dường như mềm mại hơn với những đường cong tại sofa, bàn trà.

Vì vậy, nếu muốn phòng khách và bếp trở nên đồng điệu, bạn có thể chọn đồ nội thất có chung kiểu đường cong cho cả 2 không gian này.

Bích Ngọc

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tim-tieng-noi-chung-cho-phong-khach-va-bep-post1395611.html