Tín dụng chính sách xã hội: Cho Tây Nguyên thêm xanh

Tính đến cuối tháng 6/2019, tổng nguồn vốn cho vay của NHCSXH Chi nhánh Kon Tum đạt 2.538,7 tỷ đồng, đã có 135.650 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Kon Tum luôn tăng cường phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh để giải ngân có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Với 102 điểm giao dịch xã, 1.677 tổ tiết kiệm và vay vốn trên toàn tỉnh Kon Tum đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tính đến cuối tháng 6/2019, tổng nguồn vốn cho vay của NHCSXH Chi nhánh Kon Tum đạt 2.538,7 tỷ đồng, đã có 135.650 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Vốn tín dụng chính sách đã giúp tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 26,11% xuống còn 17,29% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020; có 18/86 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bộ mặt nông thôn được cải thiện.

Chùm ảnh của Chí Kiên đã phần nào lột tả được sự hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Anh A Điện Chung (bên phải), xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông vay 150 triệu vốn giải quyết việc làm của NHCSXH để trồng sâm Ngọc Linh cho thu nhập cao và tạo việc làm cho gần chục lao động

Anh A Điện Chung (bên phải), xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông vay 150 triệu vốn giải quyết việc làm của NHCSXH để trồng sâm Ngọc Linh cho thu nhập cao và tạo việc làm cho gần chục lao động

Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đắk Hà thăm hộ ông U Bình, xã Đắk Ui. Ông U Bình cho biết: Nhờ có nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH gia đình ông mới thoát được nghèo

Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đắk Hà thăm hộ ông U Bình, xã Đắk Ui. Ông U Bình cho biết: Nhờ có nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH gia đình ông mới thoát được nghèo

Chị Y B Lúc, thôn Măng Rương 1, xã Ngọc Lây chia sẻ bí quyết trồng sâm dây thoát nghèo với cán bộ tín dụng NHCSXH

Chị Y B Lúc, thôn Măng Rương 1, xã Ngọc Lây chia sẻ bí quyết trồng sâm dây thoát nghèo với cán bộ tín dụng NHCSXH

Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tu Mơ Rông trao đổi với cán bộ UBND xã Ngọc Lây về một số thông tin liên quan đến tín dụng chính sách xã hội

Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tu Mơ Rông trao đổi với cán bộ UBND xã Ngọc Lây về một số thông tin liên quan đến tín dụng chính sách xã hội

Cũng từ 30 triệu đồng chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình chị Y Chính và anh Bùi Xuân Sang - thôn 7 xã Đắk Ui đã gây dựng được 2 ha cà phê, cho thu nhập ổn định

Cũng từ 30 triệu đồng chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình chị Y Chính và anh Bùi Xuân Sang - thôn 7 xã Đắk Ui đã gây dựng được 2 ha cà phê, cho thu nhập ổn định

Anh A Móc (đứng giữa), thôn Măng Rương 1, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông vay vốn ưu đãi của NHCSXH trồng sâm dây và cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình thoát nghèo bền vững

Anh A Móc (đứng giữa), thôn Măng Rương 1, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông vay vốn ưu đãi của NHCSXH trồng sâm dây và cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình thoát nghèo bền vững

Cách đây 3 năm gia đình chị Y Khuyền - xã Đắk Ui, huyện Đắk Hà vay 30 triệu đồng chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của NHCSXH để trồng cà phê và bời lời gia tăng thu nhập và trở thành hộ khá của xã

Cách đây 3 năm gia đình chị Y Khuyền - xã Đắk Ui, huyện Đắk Hà vay 30 triệu đồng chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của NHCSXH để trồng cà phê và bời lời gia tăng thu nhập và trở thành hộ khá của xã

Chí Kiên

Nguồn TBNH: http://thoibaonganhang.vn/tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-cho-tay-nguyen-them-xanh-92998.html