Tin tức đặc biệt trên báo in Hànôịmới ngày 14-4-2025

Quyết sách đúng, trúng và rất hợp lòng dân; Bước chuyển từ 'phát hiện' đến 'xử lý' lãng phí; Phát triển du lịch xanh: Con đường tất yếu của du lịch Việt Nam; Thanh Oai phát triển hạ tầng gắn với quy hoạch; Ấn tượng tuyến đê Long Biên; Dự án xây dựng Cửa ô phía Nam (huyện Thanh Trì): Giải phóng mặt bằng rồi để… cỏ mọc; Phường Thịnh Quang (quận Đống Đa): Còn nhiều điểm 'nóng' về vi phạm trật tự đô thị… là những thông tin đáng chú ý trên Báo Hànôịmới số ra ngày 14-4-2025.

Quyết sách đúng, trúng và rất hợp lòng dân

Hội nghị lần thứ mười một, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc ngày 12-4-2025 sau 3 ngày làm việc khẩn trương với sự thống nhất tuyệt đối. Có thể coi đây là hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng mới của Việt Nam.

Thành công tốt đẹp của hội nghị, đặc biệt là nhóm vấn đề về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã nhận được sự quan tâm, đồng tình cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những quyết sách đúng, trúng và rất hợp lòng dân.

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, Chi nhánh Cầu Giấy. Ảnh: Nguyễn Quang

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, Chi nhánh Cầu Giấy. Ảnh: Nguyễn Quang

Bước chuyển từ “phát hiện” đến “xử lý” lãng phí

Hai dự án xây dựng bệnh viện đồ sộ - cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được xây dựng ở tỉnh Hà Nam từng được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực y tế cho Thủ đô và khu vực phía Bắc. Thế nhưng sau hơn một thập kỷ, không như kỳ vọng, 2 dự án này lại trở thành “điển hình” về sự lãng phí trong đầu tư công.

Từ việc “phát hiện” đến “xử lý”, từ khuyến nghị đến hành động cụ thể, Đảng và Nhà nước ta đang kiến tạo lại một nền tảng quản trị công dựa trên liêm chính, kỷ luật và minh bạch. Nếu từng sai phạm được làm rõ, từng trách nhiệm được chỉ danh, từng đồng ngân sách được giám sát đến cùng, thì sẽ không xảy ra lãng phí, thất thoát. Và khi đó, chúng ta không chỉ “xây” những công trình phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, mà còn “xây” kỷ cương và bộ máy công quyền liêm chính, vì nhân dân, vì doanh nghiệp.

Phát triển du lịch xanh: Con đường tất yếu của du lịch Việt Nam

Du lịch xanh là loại hình hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường. Chuyển đổi xanh là con đường tất yếu của các doanh nghiệp du lịch để hướng đến phát triển bền vững, hiệu quả.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhận định, trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức chưa từng có như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và tài nguyên cạn kiệt, ngành du lịch cũng buộc phải chuyển mình. Chuyển đổi xanh trong du lịch không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc nếu chúng ta muốn phát triển lâu dài, có trách nhiệm và có tương lai.

Du khách trải nghiệm du lịch xanh tại tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Hoàng Quyên

Du khách trải nghiệm du lịch xanh tại tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Hoàng Quyên

Thanh Oai phát triển hạ tầng gắn với quy hoạch

Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Thanh Oai định hướng phát triển đô thị xanh, sinh thái, trung tâm kinh tế phía Tây Nam Hà Nội. Với định hướng đó, những năm qua, Thanh Oai đã và đang tập trung xây dựng đồng bộ các nhóm hạ tầng cho phát triển kinh tế, trọng tâm là kinh tế xanh, nông thôn sạch, nông nghiệp sinh thái.

Huyện Thanh Oai đầu tư nhiều trục đường giao thông kết nối giữa các xã, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Ảnh: Minh Huyền

Huyện Thanh Oai đầu tư nhiều trục đường giao thông kết nối giữa các xã, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Ảnh: Minh Huyền

Ấn tượng tuyến đê Long Biên

Nhà nước quan tâm đầu tư gia cố công trình, nhân dân chung sức tạo cảnh quan, hơn 20km đê tả Hồng, hữu Đuống đi qua địa bàn quận Long Biên không chỉ vững vàng trước mưa lũ, mà còn là điểm nhấn đô thị. Tuyến đê đi qua quận Long Biên xứng đáng là điểm đến để trao đổi kinh nghiệm xây dựng đê đô thị kiểu mẫu.

Người dân tổ dân phố số 26, phường Thượng Thanh (quận Long Biên) chăm sóc thảm cỏ trên mái đê hữu Đuống.

Người dân tổ dân phố số 26, phường Thượng Thanh (quận Long Biên) chăm sóc thảm cỏ trên mái đê hữu Đuống.

Dự án xây dựng Cửa ô phía Nam (huyện Thanh Trì): Giải phóng mặt bằng rồi để… cỏ mọc

Từ năm 2004, công tác giải phóng mặt bằng hơn 23ha đất trên địa bàn xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) cơ bản hoàn thành, bàn giao cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (Bộ Xây dựng) để triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cửa ô phía Nam Hà Nội. Tuy nhiên, đã hơn 2 thập kỷ trôi qua, khu đất thực hiện dự án vẫn để cỏ mọc...

Khu đất đã giải phóng mặt bằng tại xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) để triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cửa ô phía Nam Hà Nội để hoang nhiều năm.

Khu đất đã giải phóng mặt bằng tại xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) để triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cửa ô phía Nam Hà Nội để hoang nhiều năm.

Phường Thịnh Quang (quận Đống Đa): Còn nhiều điểm “nóng” về vi phạm trật tự đô thị

Lấn chiếm vỉa hè bày bán hàng, dừng đỗ xe, bán hàng rong, biến sân chơi thành điểm bán hàng ăn, chợ cóc và đổ rác tùy tiện... diễn ra phổ biến trên nhiều tuyến phố thuộc phường Thịnh Quang (quận Đống Đa). Tình trạng này kéo dài nhiều năm, gây ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.

Vỉa hè phố Vĩnh Hồ (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa) bị chiếm dụng để kinh doanh.

Vỉa hè phố Vĩnh Hồ (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa) bị chiếm dụng để kinh doanh.

Hoàng Cường

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/tin-tuc-dac-biet-tren-bao-in-hanoimoi-ngay-14-4-2025-698821.html