Tin tưởng và minh bạch

Việc 'phát tâm công đức giọt dầu' là nét đẹp văn hóa của nhiều người dân khi tới các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng.

Tuy nhiên, những năm qua, việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội còn nhiều bất cập, có xu hướng thương mại hóa, làm ảnh hưởng đến những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo Bộ Tài chính, tại các di tích là cơ sở tôn giáo về cơ bản đều có hoạt động thu, chi tiền công đức, tài trợ, nhưng hiện còn khoảng 31%, tương ứng 1.771 cơ sở di tích không báo cáo. Tại các di tích là đền, khoảng 31%, tương ứng 1.771 cơ sở di tích không báo cáo. Tại các di tích là đền, chùa có đặt đĩa, đặt khay trên các ban thờ khiến du khách đặt nhiều loại tiền lộn xộn. Việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại không ít di tích chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro thất thoát, trộm cắp... trên các ban thờ khiến du khách đặt nhiều loại tiền lộn xộn. Việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại không ít di tích chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro thất thoát, trộm cắp...

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, mới đây ngày 8-8-2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 77/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc. Tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi, phục vụ lợi ích cá nhân; góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.

Để thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Ban quản lý các di tích, cơ sở thờ tự cần cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức, định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.

Các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tiền công đức, tài trợ được xem như là nhiệm vụ, là văn hóa ứng xử của người đại diện hoặc Ban quản lý di tích trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội.

Nhân rộng mô hình công đức, tài trợ theo hình thức chuyển khoản quét mã QR đang phát triển nhanh, được nhiều người lựa chọn khi đến di tích. Từ năm 2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thí điểm "cúng dường" qua ví điện tử tại một số chùa ở Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh... được các chùa ủng hộ và đông đảo tín đồ đón nhận.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, bảo đảm tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng đúng mục đích, nhằm loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia đóng góp và giám sát việc sử dụng quỹ. Qua đó, vừa tạo sự tin tưởng, minh bạch trong các hoạt động này, vừa góp phần tích cực trong bảo vệ và phát huy giá trị di tích, lễ hội nói riêng, phát triển văn hóa của đất nước nói chung.

Hà Trang

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/tin-tuong-va-minh-bach-674770.html