Tỉnh cuối cùng ở Việt Nam có thành phố?

Chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh từ ngày 1/1/2020, đây cũng chính là thành phố tỉnh lỵ trẻ nhất nước ta hiện nay.

Theo Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 1/1/2020, thị xã Gia Nghĩa của tỉnh Đắk Nông được nâng cấp lên thành thành phố Gia Nghĩa, trực thuộc tỉnh này. Như vậy, Đắk Nông là tỉnh cuối cùng của nước ta có thành phố. Trước đây, Đắk Nông là tỉnh duy nhất của Việt Nam chưa có thành phố trực thuộc.

Theo Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 1/1/2020, thị xã Gia Nghĩa của tỉnh Đắk Nông được nâng cấp lên thành thành phố Gia Nghĩa, trực thuộc tỉnh này. Như vậy, Đắk Nông là tỉnh cuối cùng của nước ta có thành phố. Trước đây, Đắk Nông là tỉnh duy nhất của Việt Nam chưa có thành phố trực thuộc.

Sau khi được nâng cấp lên thành phố, Gia Nghĩa có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 phường: Nghĩa Đức, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Thành, Nghĩa Trung, Quảng Thành và 2 xã: Đắk Nia, Đắk R'Moan.

Sau khi được nâng cấp lên thành phố, Gia Nghĩa có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 phường: Nghĩa Đức, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Thành, Nghĩa Trung, Quảng Thành và 2 xã: Đắk Nia, Đắk R'Moan.

Tỉnh Đắk Nông được thành lập ngày 1/1/2004, trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đắk Lắk. Tháng 6/2005, thị xã Gia Nghĩa được thành lập và trở thành trung tâm tỉnh Đắk Nông. Từ ngày 1/1/2020, Gia Nghĩa chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

Tỉnh Đắk Nông được thành lập ngày 1/1/2004, trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đắk Lắk. Tháng 6/2005, thị xã Gia Nghĩa được thành lập và trở thành trung tâm tỉnh Đắk Nông. Từ ngày 1/1/2020, Gia Nghĩa chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

Thành phố Gia Nghĩa có diện tích gần 285 km2, dân số khoảng 85 nghìn người. Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Đắk Song, phía Đông giáp huyện Đắk G’long, phía Nam giáp huyện Đăk R’Lấp (Đắk Nông) và huyện Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng.

Thành phố Gia Nghĩa có diện tích gần 285 km2, dân số khoảng 85 nghìn người. Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Đắk Song, phía Đông giáp huyện Đắk G’long, phía Nam giáp huyện Đăk R’Lấp (Đắk Nông) và huyện Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng.

Là trung tâm của tỉnh lỵ, thị xã Gia Nghĩa có hạ tầng giao thông thuận lợi, tuyến Quốc lộ 14 và 28 đi qua. Cùng đó là những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Gia Nghĩa có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Là trung tâm của tỉnh lỵ, thị xã Gia Nghĩa có hạ tầng giao thông thuận lợi, tuyến Quốc lộ 14 và 28 đi qua. Cùng đó là những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Gia Nghĩa có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Gia Nghĩa có diện tích mặt nước chiếm gần 1/3 diện tích chung nhưng chưa được khai phá, còn mang đậm nét hoang sơ nằm giữa lòng đô thị. Ngoài ra, thị xã Gia Nghĩa còn nhiều thắng cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng như thác Liêng Nung, thác Cô Tiên, nhiều hồ đập và các bon (làng) của người M’Nông phù hợp phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng.

Gia Nghĩa có diện tích mặt nước chiếm gần 1/3 diện tích chung nhưng chưa được khai phá, còn mang đậm nét hoang sơ nằm giữa lòng đô thị. Ngoài ra, thị xã Gia Nghĩa còn nhiều thắng cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng như thác Liêng Nung, thác Cô Tiên, nhiều hồ đập và các bon (làng) của người M’Nông phù hợp phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng.

Địa bàn thành phố Gia Nghĩa có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có người M’Nông, người Gia Rai, người Ê Đê.

Địa bàn thành phố Gia Nghĩa có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có người M’Nông, người Gia Rai, người Ê Đê.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/tinh-cuoi-cung-o-viet-nam-co-thanh-pho-1463931.html