Tỉnh Hưng Yên thông tin thêm về phát triển đô thị sau dư luận chuyến công tác tại Phú Quốc

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cho biết, chuyến công tác tại Phú Quốc góp phần triển khai các nghị quyết, kế hoạch về phát triển đô thị mà tỉnh này đã đề ra trước đó.

Xây dựng chương trình phát triển đô thị từ rất sớm

Theo ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, tỉnh này quan tâm đến phát triển đô thị từ trước khi có Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030 được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua, UBND tỉnh quyết định phê duyệt đã cơ bản cụ thể hóa hệ thống đô thị theo Chương trình phát triển đô thị quốc gia, giai đoạn 2012 - 2020 tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 7/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và quy hoạch vùng tỉnh.

Căn cứ Kế hoạch phân loại đô thị quốc gia giai đoạn 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 5 năm 2021-2025, việc lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển đô thị, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị dựa trên định hướng các quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIX tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định “Tập trung thu hút đầu tư phù hợp quy hoạch; ưu tiên dự án quy mô lớn, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ số, ưu tiên hạ tầng giao thông và các địa bàn trọng điểm để tạo động lực phát triển” là hai trong ba khâu đột phá để góp phần xây dựng tỉnh Hưng Yên thành tỉnh công nghiệp hiện đại. Trong thời gian qua, đã có nhiều các nhà đầu tư lớn trong nước như: Tập đoàn Vinhomes, Sungroup, Xuân Trường, VietJet, Vinamilk… và các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia như: SamSung, Canon, Foxcom, LG, Dell, Hanwha, NipponZoki…. đến tìm hiểu môi trường đầu tư và xin thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.

Công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong không gian phát triển

Theo Dự thảo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030: Giai đoạn năm 2015 - 2020, tốc độ đô thị hóa của tỉnh khá cao, bình quân 3,57%/năm (so với bình quân cả nước là 0,7%/năm), đưa Hưng Yên từ tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp trong cả nước thì đến nay đã theo kịp khu vực vùng Thủ đô và cả nước; tỷ lệ đô thị hóa năm 2015 là 23,15%, đến năm 2020 đạt 41% (trung bình cả nước 39,3%).

Tính đến hết năm 2020, mạng lưới đô thị toàn tỉnh có 23 đô thị (trong đó 10 đô thị hiện hữu và 13 khu vực đô thị mới.

Nhận định về xu thế, cơ hội và thách thức cho phát triển đô thị Hưng Yên, dự thảo xác định:Trong vùng Thủ đô, Hưng Yên là vùng phát triển theo mô hình vùng đô thị lớn đa cực tích hợp. Tỉnh Hưng Yên được xác định nằm trong vùng đối trọng phía Đông Nam, định hướng phát triển về công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm cấp vùng về giáo dục đào tạo, dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp (Phù Cừ, Tiên Lữ, Yên Mỹ) và dịch vụ trung chuyển hàng hóa (Lạc Đạo, Bô Thời - Dân Tiến) phía Đông Nam của Vùng Thủ đô Hà Nội.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Hưng Yên là một trong những tỉnh có ngành công nghiệp phát triển nhanh ở miền Bắc, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 10,01%/năm.

Trong đó, các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao và sử dụng nhiều lao động cũng có sự dịch chuyển tích cực: với ngành công nghiệp có sử dụng chất xám cao, năm 2016 đóng góp là 40,26% và đến năm 2020 đóng góp trên 50%; với ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động giải quyết việc làm cho người lao động thì năm 2020 đã tạo việc làm cho trên 224.000 người, chiếm 31,18% tổng số lao động toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng phát triển nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp góp phần quan trọng nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế ở địa phương. Năm 2020 tổng số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp khoảng 19.440 cơ sở, tạo việc làm cho 41.800 lao động, chiếm 18,6% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp.

Hình hài các khu đô thị Hưng Yên sẽ ra sao?

Không gian phát triển đô thị Hưng Yên hướng tới toàn bộ tỉnh là thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn sau năm 2040, trong đó bao gồm các trung tâm đô thị: đô thị trung tâm vùng phía Nam (gồm đô thị TP. Hưng Yên, đô thị Lương Bằng, đô thị Vương); đô thị trung tâm vùng phía Bắc (gồm đô thị Văn Giang, đô thị Như Quỳnh); đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đông Bắc (gồm thị xã Mỹ Hào, đô thị Yên Mỹ); đô thị trung tâm tiểu vùng phía Tây Bắc và trung tâm tỉnh (gồm đô thị Khoái Châu, đô thị Ân Thi); đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đông Nam (đô thị Trần Cao huyện Phù Cừ).

Mạng lưới đô thị

Giai đoạn đến 2025 toàn tỉnh có 16 đô thị trong đó:

01 đô thị loại II: TP. Hưng Yên.

3 đô thị loại III: thị xã Mỹ Hào (cơ bản đạt tiêu chuẩn thành phố); đô thị Văn Lâm (khu vực huyện Văn Lâm); đô thị mới Văn Giang (khu vực huyện Văn Giang).

2 đô thị cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV: đô thị mới Khoái Châu (khu vực huyện Khoái Châu); đô thị mới Yên Mỹ (khu vực huyện Yên Mỹ);

10 đô thị loại V, trong đó: 9 đô thị loại V hiện hữu: thị trấn Lương Bằng, khu vực xã Toàn Thắng, khu vực xã Nghĩa Dân - huyện Kim Động; thị trấn Ân Thi, khu vực xã Hồng Quang - huyện Ân Thi; thị trấn Trần Cao, khu vực xã Đình Cao - huyện Phù Cừ; thị trấn Vương, khu vực xã Thụy Lôi - huyện Tiên Lữ;

01 khu vực đô thị mới: khu vực 2 xã Thọ Vinh, Phú Thịnh - huyện Kim Động.

Giai đoạn đến 2030 toàn tỉnh có 19 đô thị trong đó:

01 đô thị cơ bản đạt tiêu chí loại I: TP. Hưng Yên.

01 đô thị loại II: thị xã Mỹ Hào (dự kiến thành lập TP. Mỹ Hào).

02 đô thị loại III: đô thị Văn Giang (dự kiến thành lập thị xã Văn Giang), đô thị Văn Lâm (dự kiến thành lập thị xã Văn Lâm).

7 đô thị loại IV: đô thị Khoái Châu; đô thị Yên Mỹ; khu vực thị trấn Lương Bằng mở rộng (thị trấn Lương Bằng, Hiệp Cường, Chính Nghĩa); khu vực thị trấn Ân Thi mở rộng (thị trấn Ân Thi, Quang Vinh, Tân Phúc); khu vực thị trấn Trần Cao mở rộng (thị trấn Trần Cao, Quang Hưng); khu vực thị trấn Vương mở rộng (thị trấn Vương, Ngô Quyền, Dỵ Chế); khu vực 2 xã Toàn Thắng, Nghĩa Dân - huyện Kim Động.

Sử dụng đất và phân khu chức năng TP. Hưng Yên

Sử dụng đất và phân khu chức năng TP. Hưng Yên

8 đô thị loại V, gồm: 2 đô thị loại V đã được công nhận giai đoạn đến năm 2025: khu vực 2 xã Thọ Vinh, Phú Thịnh - huyện Kim Động; khu vực xã Đình Cao - huyện Phù Cừ. 6 khu vực đô thị mới: khu vực xã Phù Ủng, khu vực xã Xuân Trúc, khu vực 2 xã Hồng Quang, Hồng Vân - huyện Ân Thi; khu vực 2 xã Thụy Lôi, Hải Triều - huyện Tiên Lữ; khu vực xã Tống Trân, khu vực xã Minh Tân - huyện Phù Cừ.

Các khu, cụm công nghiệp: tập trung đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, tiến độ đầu tư các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, định hướng. Một số dự án các khu công nghiệp (KCN) điển hình như: KCN Kim Động, KCN sạch tại Hồng Tiến huyện Khoái Châu; Xuân Trúc huyện Ân Thi; KCN số 3, 5; KCN Thăng Long II mở rộng giai đoạn 3; KCN Yên Mỹ II mở rộng; KCN Minh Quang, Minh Đức, Thổ Hoàng, Tân Dân, Lý Thường Kiệt.

Các dự án phát triển đô thị:

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án phát triển đô thị, nhà ở có quy mô lớn như: Khu đô thị sinh thái Dream City (444,95ha); khu đô thị Đại An (293,96ha); khu đô thị phía Bắc quốc lộ 5 - phân khu A (268ha); và các dự án đã được tiếp nhận, công nhận nhà đầu tư (khoảng 80ha).

Hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên:

Bảng 1: Hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

Bảng 2: Hệ thống đô thị tỉnh Hưng Yên đến năm 2030

Ghi chú: (*) Đô thị cơ bản đạt tiêu chí

Ghi chú: (*) Đô thị cơ bản đạt tiêu chí

Chi tiết Quy định phê duyệt Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Hưng Yên đến năm 2035 file đính kèm:

Minh Cường

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/tinh-hung-yen-thong-tin-them-ve-phat-trien-do-thi-sau-du-luan-chuyen-cong-tac-tai-phu-quoc-178724.html