Tỉnh nào có mức sống sống rẻ nhất miền Bắc dù nằm ở vùng đắt đỏ nhất cả nước?
Nằm ở cửa ngõ phía đông nam của 'vùng đất chiến lược', tỉnh này lại có giá cả hàng hóa thuộc nhóm thấp nhất cả nước, chênh lệch lớn với nhiều tỉnh khác cùng khu vực.
1. Tỉnh nào có mức sống rẻ nhất miền Bắc?
Hải Phòng
0%
Bắc Ninh
0%
0%
Lạng Sơn
0%
Chính xác
Trong 25 tỉnh, thành phía Bắc, Nam Định có mức sống rẻ nhất, theo báo cáo chỉ số sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023 của Tổng cục Thống kê. Chỉ số này phản ánh xu hướng, mức độ giá hàng hóa, dịch vụ tại các địa phương hàng năm.
Về cách tính chỉ số này, Hà Nội được lấy làm gốc với 100%. Nam Định với chỉ số SCOLI năm 2023 bằng 86,35%, là tỉnh có mức sống rẻ nhất miền Bắc và rẻ thứ 2 cả nước.
Theo Tổng cục Thống kê, các địa phương có mức sống thấp trong cả nước phần lớn do các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở thuê; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí có mức giá thấp.
2. Tỉnh này nằm ở vùng kinh tế có mức sống đắt đỏ nhất cả nước?
Đúng
0%
Sai
0%
Chính xác
Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
Theo chỉ số SCOLI, Đồng bằng sông Hồng nhiều năm liên tiếp giữ vị trí vùng có giá cả đắt đỏ nhất cả nước. Trong đó, Hà Nội dẫn đầu với mức giá cao nhất, Quảng Ninh đứng thứ 3 (sau TPHCM) với chỉ số SCOLI bằng 97,94% Hà Nội; Hải Phòng đứng thứ 4 cả nước với chỉ số bằng 96,07%...
Cùng nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, Nam Định lại có mức sống thấp thứ 2 cả nước, chỉ sau Bến Tre. So với Hà Nội, giá bình quân các nhóm hàng của Nam Định ở mức 73,23%-103,25%.
3. Địa danh nào của tỉnh này được in trên tờ tiền đang lưu hành tại nước ta?
Chùa Cổ Lễ
0%
Nhà máy dệt
0%
Đền Trần
0%
Tượng đài Trần Hưng Đạo
0%
Chính xác
Tỉnh Nam Định nằm ở cửa ngõ phía đông nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, phía đông bắc giáp với tỉnh Thái Bình, phía tây nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía tây bắc giáp tỉnh Hà Nam và phía đông nam giáp với Vịnh Bắc Bộ.
Nam Định có nhiều hình tượng nổi tiếng nhưng ít ai biết hình ảnh được in trên mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng (phát hành lần đầu vào ngày 20/10/1989) chính là Nhà máy Dệt Nam Định.
Ngay từ khi thành lập cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Dệt Nam Định được biết đến là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Vào năm 1924 số công nhân của nhà máy lên tới 6.000 người và lên tới gần 13.000 công nhân viên chức vào năm 1985. Vào thời điểm những năm 1985, người ta tính trung bình cứ mỗi gia đình ở thành Nam lại có một người là công nhân nhà máy này.
4. Tỉnh Nam Định từng 4 lần được sáp nhập, chia tách?
Đúng
0%
Sai
0%
Chính xác
Vùng đất Nam Định có từ thời Hùng Vương, chính thức thành lập đơn vị hành chính là tỉnh Nam Định từ đầu từ thế kỷ 19 và từng trải qua 4 lần sáp nhập, chia tách:
Tháng 5/1965, tỉnh Nam Định được hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà.
Năm 1975, Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Năm 1991, tỉnh Hà Nam Ninh chia tách thành 2 tỉnh như cũ là Nam Hà và Ninh Bình.
Ngày 6/11/1996, tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam.
Hiện, Nam Định có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 8 huyện và thành phố Nam Định); 175 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 146 xã, 14 phường và 15 thị trấn); sau sắp xếp, các đơn vị đã hoạt động ổn định từ ngày 1/9/2024.