Tỉnh nào là xứ sở mía đường của Việt Nam?
Diện tích trồng mía của tỉnh này lên tới hơn 600 ha.

1. Tỉnh nào là xứ sở mía đường của Việt Nam?
A
Nghệ An
B
Hà Tĩnh
C
Quảng Ngãi
Quảng Ngãi nổi tiếng là xứ sở mía đường, là nơi sản xuất đường phèn, đường phổi, kẹo gương, mạch nha và rất nhiều đặc sản khác liên quan. Từ cuối thế kỷ XIX sang những thập kỷ đầu thế kỷ XX, đường phổi được chuyển xuống thương cảng Thu Xà, xuất sang Pháp, Trung Quốc. Tính đến năm 2020, diện tích trồng mía của tỉnh này hơn 600 ha.
D
Nam Định

2. Cây mía là món đồ cúng trong dịp nào?
A
Ngày vía Thần Tài
B
Tết Nguyên tiêu
C
Tết Trung thu
D
Những ngày đầu năm mới, bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình Việt không chỉ có mâm ngũ quả mà còn có hai cây mía dựng hai bên. Các khu chợ bán sản vật dùng cho ngày Tết cũng thường bày hàng loạt cây mía có dáng vẻ đẹp nhất, được tỉa bớt lá, thậm chí được thắt nơ đỏ hay dải vải màu đỏ, dành cho những người mua mía về dâng cúng.
Với người Việt, mỗi sản vật được chọn để dâng lên bàn thờ gia tiên đều hàm chứa ý nghĩa sâu xa; việc đặt hai cây mía cạnh bàn thờ trong ngày Tết cổ truyền cũng vậy. Hai cây mía này phải có đầy đủ cả thân và ngọn. Dáng cây phải thẳng, thân không bị sâu đục, lá không bị quăn. Cây mía có thân màu đỏ tía, chiều dài các khúc đều đặn, có các mắt đang nhú mầm được xem là tốt nhất.

3. Tên gọi khác của cây mía là gì?
A
Lau
B
Mí
C
Cam giá
Cây mía còn có tên gọi khác là cam giá, tên khoa học Saccharum offcinarum L, thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Mía là loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2- 5m, đường kính 2-5cm, tận cùng bằng một túp. lá, dài từ 30-100cm. Thân có đổi, giữa các đốt có chứa nhiều sacaroza.
Có nhiều loại mía: Mía de thân nhỏ, gầy và thấp; mía bầu thân to và cao; mía vỏ trắng, đỏ hay tím.
D
Cỏ ngọt

4. Tên nhà máy đường công suất ép lớn nhất nước ta?
A
Nhà máy đường Phổ Phong
B
Nhà máy đường Quảng Phú
C
Nhà máy đường An Khê
Vùng đất phía Đông tỉnh Gia Lai có trên 44.000 ha đất nông nghiệp với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc phát triển của cây mía. Nhằm khai thác tiềm năng đó, 25 năm trước Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng Nhà máy Đường An Khê (22/10/2000) tại Thôn 2, xã Thành An, Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Từ nhà máy đường công suất ép 2.000 tấn mía ngày, nhà máy Đường An Khê không ngừng được mở rộng nâng công suất đến nay nhà máy đạt công suất 18.000 tấn mía/ngày, là nhà máy đường có công suất ép lớn nhất Việt Nam, sản lượng đường sản xuất hằng năm trên 10% sản lượng của cả nước. Niên vụ mía 2023 - 2024, Nhà máy Đường An Khê thu mua được gần 2 triệu tấn mía.
D
Nhà máy đường Bình Định

5. Đường từ cây mía được sản xuất đầu tiên ở nước nào?
A
Ấn Độ
Theo Viện nghiên cứu mía đường, Ấn Độ là nước đi đầu trên thế giới làm đường mía. Ngay từ thế kỷ thứ IV, họ đã chế biến mật thành đường kết tinh. Từ Ấn Độ, Trung Quốc, kỹ nghệ chế biến đường mía được lan rộng sang các vùng Ả Rập, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và châu Úc.
Lúc đầu còn thô sơ, người ta ép bằng hai trục gỗ đứng và kéo bằng sức người hoặc trâu bò. Dần dần, ngành công nghiệp này ngày một phát triển.
Năm 1163, Gillerme II ở Sicilia đã tặng nhà dòng San Benito máy ép mía với đầy đủ phụ tùng. Đến thế kỷ XVI, nhiều nhà máy đường được xây dựng hoàn chỉnh hơn và sang thế kỷ XIX thì nhà máy đường hiện đại đầu tiên ra đời.
B
Việt Nam
C
Trung Quốc
D
Brazil

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/tinh-nao-la-xu-so-mia-duong-cua-viet-nam-ar925072.html