Tính trợ cấp thôi việc thế nào?
Hồ Văn Quang (quận Phú Nhuận, TP HCM) hỏi: Trường hợp NLĐ tiếp tục làm việc theo phương án sử dụng lao động sau khi sáp nhập doanh nghiệp và chưa hưởng trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc ở công ty cũ thì khi nghỉ việc, thời gian tính hưởng chế độ thôi việc, mất việc được giải quyết thế nào?.
Luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, trả lời: Theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp NLĐ tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp theo phương án sử dụng lao động quy định tại khoản 1 điều 44 Bộ Luật Lao động năm 2019 sau khi sáp nhập thì thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) để tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau: Trường hợp HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10 của điều 34 Bộ Luật Lao động thì thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ được tính trả trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế theo các HĐLĐ cho NSDLĐ trước và sau khi sáp nhập. Trường hợp HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại khoản 11 điều 34 Bộ Luật Lao động thì thời gian tính trả trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ làm việc thực tế theo các HĐLĐ cho NSDLĐ sau khi sáp nhập, thời gian tính trả trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc thực tế theo các HĐLĐ cho NSDLĐ trước khi sáp nhập.
Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/cong-doan/tinh-tro-cap-thoi-viec-the-nao-20210323205559031.htm