Tờ báo của người đoạt giải Nobel quyết chống lại sự thao túng của Big Tech

'Báo điện tử sẽ không có tương lai trừ khi chúng ta tự xây dựng công nghệ của riêng mình', Maria Ressa, đồng sáng lập của trang tin Rappler, cho biết.

Rappler, được thành lập bởi một nhóm nhà báo vào năm 2012, đã phát triển thành một trong những kênh tin tức hàng đầu và đáng tin cậy nhất tại Philippines. Vào tháng 12, tổ chức này đã ra mắt Rappler Communities, một ứng dụng di động tiên phong được xây dựng và kết nối trực tiếp với nguồn cấp tin tức của Rappler.

Được xây dựng trên giao thức Matrix mã nguồn mở cho giao tiếp thời gian thực phi tập trung và an toàn. Xây dựng cộng đồng là mục tiêu chính của Rappler ngay từ đầu với "báo chí là nguồn thực phẩm chúng tôi cung cấp".

 Bà Maria Ressa, giám đốc điều hành và đồng sáng lập kênh tin tức kỹ thuật số Rappler. Ảnh: WAN-IFRA

Bà Maria Ressa, giám đốc điều hành và đồng sáng lập kênh tin tức kỹ thuật số Rappler. Ảnh: WAN-IFRA

Người đoạt giải Nobel (2021) Maria Ressa là CEO và đồng sáng lập trang web tin tức Rappler. Bà là giáo sư Thực hành Chuyên nghiệp tại Khoa Quan hệ Quốc tế và Công chúng thuộc Đại học Columbia.

Ressa nhận ra sẽ không có tương lai cho báo điện tử trừ khi họ xây dựng công nghệ của riêng mình, bởi vì chỉ có 3 cách để một trang web tin tức có được lưu lượng truy cập: truy cập trực tiếp, thông qua tìm kiếm hoặc qua liên kết trên mạng xã hội.

Đặc biệt, lưu lượng truy cập của các trang web tin tức ngày càng bị bóp nghẹt khi AI tạo sinh đã được triển khai; Meta bắt đầu làm tắc nghẽn lưu lượng truy cập vào các trang tin tức – dẫn đến lượng truy cập giảm trên toàn thế giới từ 50 đến 85%. Google cũng xây dựng AI tạo sinh trên đầu trang tìm kiếm của mình...

Rappler đứng đầu về số lượng người dùng tại Philippines nhờ vào kết hợp giữa công nghệ và sự thay đổi của đội ngũ biên tập. Bởi vì để cộng đồng của họ có thể giao tiếp với nhau phi tập trung, quy trình làm việc phải liên tục thay đổi.

Rappler Communities xây dựng lòng tin bằng cách cho phép mọi người tải xuống và vào trò chuyện về nhiều chủ đề. Mỗi cuộc trò chuyện đều có một biên tập viên. Cấp độ kiểm duyệt đầu tiên là AI, nhưng mọi hệ thống trò chuyện đều có một nhóm phóng viên hoặc biên tập viên, vì vậy nó cho phép chúng ta xây dựng lòng tin thực sự thay vì sự tương tác giả tạo.

Theo Ressa, các tổ chức tin tức nên đoàn kết để chống lại sự thao túng ngầm của các công ty công nghệ.

"Chúng tôi cần mọi tổ chức tin tức hợp tác với chúng tôi, vì khi đó, chúng ta có thể cùng nhau làm nhiều việc, với tư cách là các trang tin tức đáng tin cậy có nội dung tuân theo các tiêu chuẩn và đạo đức – chúng ta thậm chí có thể cùng nhau quảng cáo trên các cộng đồng đáng tin cậy", Ressa nói.

Ngọc Ánh (theo WAN-IFRA)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/to-bao-cua-nguoi-doat-giai-nobel-quyet-chong-lai-su-thao-tung-cua-big-tech-post304543.html